Không tố giác tội phạm là gì? Pháp luật quy định như thế nào?

khong-to-giac-toi-pham-la-gi-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao

Trong hệ thống pháp luật, việc tố giác tội phạm được coi là một cơ chế quan trọng để bảo vệ trật tự xã hội và thúc đẩy sự công bằng. Tuy nhiên, có những tình huống khi người dân không chủ động tố giác, và điều này có thể dẫn đến một số vấn đề pháp lý và đạo đức.

Trong những trường hợp như vậy, việc không tố giác tội phạm có thể phản ánh sự lo ngại, sự sợ hãi hoặc thậm chí là sự mất lòng tin vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, không tố giác tội phạm không phải lúc nào cũng dẫn đến việc không bị xử lý trách nhiệm hình sự. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của tội phạm, nguy cơ cho cộng đồng, và khả năng thu thập chứng cứ từ các nguồn khác nhau.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự năm 2015;

1. Không tố giác tội phạm là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội “ Không tố giác tội phạm như sau:

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Như vậy, hành vi không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác.

Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm

– Luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;

– Có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);

– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.

2. Không tố giác tội phạm bị xử phạt như thế nào?

Không tố giác tội phạm thì bị xử phạt như thế nào? Pháp luật Việt nam thường chia làm hai trường hợp với tình huống khi người thân thích của người vi phạm có hành vi “không tố giác tội phạm” và các đối tượng khác có cùng hành vi.

Điều này có ảnh hưởng gì đến trật tự xã hội và gây mất tính công bằng trong xã hội không? Ghi nhận mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa những người thân thiết trong gia đình vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc và cũng làm nổi bật tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật nước ta.

2.1. Đối với người thân trong gia đình

Không tố giác tội phạm có bị đi tù không? Do có tính nguy hiểm cho xã hội, nên người có hành vi không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác tội phạm khi không tố giác người phạm một trong các tội được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015.

Quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ; hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Theo đó, đối với người thân trong gia đình, không thuộc trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội xâm phạm an ninh quốc gia thì kể cả không tố giác khi có người thân có hành vi vi phạm cũng sẽ không bị xử lý về tội không tố giác tội phạm. Quy định này phù hợp với văn hóa, truyền thống của Việt Nam, phù hợp với tình hình xã hội thực tế.

2.2. Đối với đối tượng khác

Hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm. Nhưng không phải là hành vi đồng phạm, bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người vi phạm mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.

Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định. Từ đó, góp phần làm trở ngại cho việc phát hiện, điều tra và xử lý người phạm tội, đồng thời không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.

Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có những trường hợp khi người bào chữa biết rõ rằng người mà họ đang bào chữa đã hoặc đang chuẩn bị thực hiện một tội phạm, nhưng vẫn không tố giác, đặc biệt là vì lợi ích của bên được bào chữa.

Việc này đặt ra vấn đề về trách nhiệm pháp lý của người bào chữa đối với hành vi không tố giác tội phạm. Buộc người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện vừa không thực tế vừa buộc người bào chữa phải vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ của mình.

Theo BLHS năm 2015, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác các tội phạm được quy định tại chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Người bào chữa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ rằng tội phạm đang được chuẩn bị hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, trừ khi không tố giác các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác được quy định bởi pháp luật.

2.3. Các loại hình phạt

– Bị phạt cảnh cáo,

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

– Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Che giấu tội phạm là gì?

Một tội phạm có tính chất tương tự với tội Không tố giác tội phạm đó là tội Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều 18. Che giấu tội phạm

  1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
  2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Theo đó, che giấu tội phạm là hành vi của một người hay nhiều người không hứa hẹn trước, cũng không biết trước hành vi phạm tội của người phạm tội, sau khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội thì mới biết, nhưng lại không trình báo với cơ quan chức năng mà còn thực hiện hành vi che giấu tội phạm, xóa bỏ dấu vết, che giấu tang vật, dụng cụ phạm tội,… gây khó khăn, cản trở việc phát hiện, điều tra và xử lý người phạm tội.

Tương tự với tội Không tố giác tội phạm, thì người phạm tội che giấu tội phạm cũng không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, nhưng có hành vi vi phạm pháp luật gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, vì vậy người phạm tội che giấu tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành,

Tuy nhiên, xét về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội, cũng như để đảm bảo tính nhân văn trong xã hội Bộ luật hình sự có quy định đặc biệt đối tội che giấu tội phạm đối với Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự.

4. Sự khác nhau của không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm?

Che giấu tội phạm là việc người nào không hứa hẹn trước; nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội; dấu vết, tang vật của tội phạm; hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Trong khi đó, không tố giác tội phạm là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Người không tố giác tội phạm là người biết rõ hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng lại không tố giác hành vi phạm tội đối với cơ quan chức năng.

5. Bộ luật hình sự quy định những người nào là đồng phạm?

Căn cứ theo Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định đồng phạm như sau:

“Điều 17. Đồng phạm

.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.

Như vậy khác với tội không tố giác tội phạm, đồng phạm phải thỏa mãn điều kiện là có sự tham gia từ hai người trở lên và cùng nhau cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Tức là, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có sự kết nối chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện hành vi phạm tội và hành vi của mỗi người thực hiện hành vi phạm tội đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung của tội phạm.

Trong các trường hợp đồng phạm, những người phạm tội đã có bàn bạc, lên kế hoạch từ trước và đã phân công thực hiện tội phạm cho từng người.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người đồng phạm được phân thành 04 loại gồm: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người thực hành có hai dạng như sau:
  • Người thực hành tự mình thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: A trực tiếp thực hiện hành vi đâm chết B)
  • Người thực hành không tự mình thực hiện hành vi phạm tội mà tác động đến người khác để người đó trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, người bị tác động ở đây là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội có thể thuộc trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự như là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc người chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự,… Ví dụ: A dùng tiền thuê một bé 12 tuổi đi giao thuốc phiện cho người khác.
  • Người tổ chức là người chủ mưu là người lên kế hoạch, tập hợp và phân công các người khác thực hiện hành vi phạm tội
  • Người cầm đầu, chỉ huy việc là người đứng đầu đưa ra chỉ thị, đưa ra ý kiến thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm như là hỗ trợ công cụ, phương tiện người phạm tội hoặc động viên người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 17 thì Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon