Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

toi-su-dung-thong-tin-noi-bo-de-mua-ban-chung-khoan

Thị trường chứng khoán luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán ngày càng được mở rộng và xuất hiện thêm nhiều sự tham gia của các nhà đầu tư khiến cho việc lạm dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý:

Luật Chứng khoán 2019;

Nghị định số 156/2020/NĐ-CP;

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC.

1. Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định:

“Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một số các hành vi dưới đây:

– Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;

– Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.”

Khoản 1 Điều 132 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

“Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy việc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 210. Tội “Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán”:

1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Luật sư là gì? Những lợi ích khi thuê luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự

2.1. Mặt khách quan của tội phạm

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được thực hiện bằng hành vi sau:

– Sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán là việc phân tích, tổng hợp các dữ liệu, tài liệu đã biết để mua hoặc bán chứng khoán nhằm thu lời.

– Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ cho người khác mua bán chứng khoán là hành vi nói, giới thiệu, cho người khác ghi chép, sao chụp các thông tin nội bộ hoặc không thực hiện các quy định về quản lý, bảo quản cất giữ tài liệu về thông tin nội bộ mục đích để người khác biết các nội dung về thông tin nội bộ.

– Tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán là việc dùng lời nói khuyên bảo, thuyết phục người khác để họ mua bán chứng khoán.

Thông tin nội bộ quy định tại điều này là những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc mộ trong ba loại hình sau: Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giam dịch chứng khoán; Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

2.2. Khách thể của tội phạm

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán xâm phạm đến quy định về quản lý chứng khoán của Nhà nước và xâm phạm lợi ích hợp pháp của công ty đại chúng, quỹ đại chúng.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là thông tin nội bộ về chứng khoán.

Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố. Chủ thể của tội này cũng có thể là pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích thu lời bất chính là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

3. Xử phạt hành chính

Trường hợp hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán chưa đủ các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán theo Điều 210 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì bị xử phạt hành chính.

Khoản 1 Điều 35 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán được quy định như sau:

Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán.

Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP để xử phạt.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân tổ chức vi phạm còn có thể chịu các hình thức xử phạt bổ sung và có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 35 Nghị định 156/2020/NĐ-CP:

Hình thức xử phạt bổ sung:

– Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhanh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm trên;

– Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm trên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Xử lý hình sự tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán theo Điều 210 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2015.

4.1. Đối với cá nhân phạm tội

– Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một tron g các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Có tổ chức;

Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4.2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Pháp nhân thương mại phạm Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán thì bị phạt tù như sau:

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điều 1, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điều 2, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là nội dung có liên quan về “Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xung quanh hoặc các vấn đề pháp luật khác có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6568 để được  tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon