So sánh bất động sản và động sản

so-sanh-bat-dong-san-va-dong-san

Bất động sản và động sản là hai khái niệm, hai tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, đóng vai trò quan trọng và là thành phần sống trong xã hội hiện nay. Chúng thể hiện hai mặt khác nhau của tài sản và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của một quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ phân tích sự giống và khác nhau giữa hai loại tài sản này cùng một số phân tích có liên quan.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật dân sự năm 2015;

Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

1. Bất động sản và động sản là gì?

1.1. Bất động sản là gì? Nguồn gốc của thuật ngữ bất động sản?

1.1.1. Nguồn gốc

Luật La Mã cổ đại cũng đã tạo ra bộ luật phân loại vật (tài sản) được xem là chính thống, quan trọng nhất và cho đến nay vẫn được công nhận trong Bộ luật Dân sự của nhiều quốc gia trên khắp thế giới là động sản và bất động sản. Tuy nhiên, tiêu chuẩn phân loại và quan điểm phân loại trong Bộ luật Dân sự của các quốc gia khác nhau, đó là lý do tại sao tài sản được phân là động sản và bất động sản là khác nhau.

Do giá trị độc đáo của đất đai về mặt kinh doanh và xã hội, cũng như vị trí địa lý của nó, việc phân chia tài sản thành bất động sản và bất động sản đã được tạo ra theo thời gian.

Chỉ có đất đai mới được coi là tài sản “không thể di chuyển được” khi xét dưới góc độ vật lý. Tuy nhiên, đất đai trong quy định phải được hiểu là một thửa đất riêng biệt có quyền sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam, chúng phải được xác định trên bản đồ địa lý cũng như trên thực địa. Đất đai được quy định trong luật bất động sản là bất động sản phải bao gồm mảnh đất cùng khối chiều sâu dưới mặt đất và khoảng không trên mặt đất.

Nhà ở, các công trình xây dựng gắn liền với mảnh đất được coi là bất động sản phái sinh từ bất động sản ban đầu là đất đai, bởi trên đó là nhà ở và các công trình xây dựng.

1.1.2. Bất động sản là gì?

Bất động sản là các tài sản không thể dịch chuyển gồm đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất và các tài sản khác do luật pháp quy định.

– Theo Điều 105 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về tài sản: “Tài sản là tiền, vật, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản cùng với động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện hữu và tài sản hình thành trong tương lai.”

– Khoản 1 Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Bất động sản bao gồm:

+ Đất đai;

+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

+ Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

+ Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Luật sư uy tín tại Đà Nẵng

1.2. Động sản là gì?

Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Động sản: “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”. Có thể hiểu là những tài sản có thể di chuyển được hoặc di dời từ nơi này sang nơi khác được trong một không gian nhất định nhưng vẫn giữ nguyên được trạng thái, tính năng, công dụng vốn có.

Động sản, ngược lại là tài sản di động, không cố định ở một vị trí cụ thể. Bao gồm tài sản như ô tô, máy tính, đồ trang sức, tiền mặt, chứng khoán và các tài sản khác… có thể dễ dàng chuyển đổi hoặc bán đi. Động sản thường không có giá trị bằng bất động sản và có thể thay đổi nhanh chóng.

2. So sánh bất động sản và động sản

2.1. Sự giống nhau

Mặc dù bất động sản và động sản có nhiều khác biệt, tuy nhiên cũng có một số điểm tương đồng:

– Tài sản: Cả bất động sản và động sản đều là tài sản, có giá trị và có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc kinh doanh.

Đầu tư: Cả hai có thể được sử dụng như một hình thức đầu tư. Bất động sản thường được xem là một hình thức đầu tư dài hạn, trong khi động sản thường dễ dàng mua bán và có thể được đầu tư vào với mục tiêu tạo lợi nhuận.

– Chuyển đổi và bán: Cả hai có thể được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc bán đi để thu được tiền mặt. Điều này có nghĩa là cả hai có giá trị thương mại.

– Quyền sở hữu: Cả hai có thể được sở hữu và quản lý bởi cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể sở hữu một căn nhà (bất động sản) hoặc một chiếc ô tô (động sản).

– Bảo vệ pháp lý: Cả hai thường được bảo vệ bằng pháp lý và có quyền sở hữu riêng biệt. Pháp luật và quy định định rõ quyền và trách nhiệm của người sở hữu.

2.2. Sự khác nhau

Đặc điểm Bất động sản Động sản
Đối tượng Khá ít đối tượng được xếp vào là bất động sản. Theo quy định tại khoản 1, điều 107, BLDS 2015, các loại tài sản được xếp vào nhóm BĐS gồm có:

– Đất đai;

– Nhà, công trình XD gắn liền với đất đai;

– Tài sản khác gắn liền với nhà cửa, đất đai, công trình XD;

– Tài sản khác theo QĐ của pháp luật.

Ngoài ra, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như QSDĐ, quyền thế chấp,… cũng được coi là BĐS theo quy định trong pháp luật Kinh doanh BĐS.

Khá nhiều đối tượng được xếp vào là động sản.

BLDS 2015 không quy định trường hợp nào thuộc bất động sản mà quy định: “Động sản là những tài sản không phải là BĐS”.

Tính chất đặc thù
Là những tài sản mà không thể di dời được
Là những tài sản mà có thể di dời được
Đăng ký quyền tài sản
Quyền sở hữu và các quyền khác đối với các tài sản là những bất động sản sẽ được đăng ký theo quy định của BLDS 2015 và các luật khác có liên quan về đăng ký tài sản.
Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là các động sản không phải thực hiện đăng ký, trừ các trường hợp pháp luật quy định khác (ví dụ như xe thì phải đăng ký)

3. Ý nghĩa phân biệt bất động sản và động sản

– Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản. Theo Điều 161/BLDS2015 bất động sản được chuyển giao quyền sở hữu từ thời điểm đăng kí quyền sở hữu, còn đối với động sản động sản được xác lập tại thời điểm chuyển giao. một số trường hợp động sản được chuyển giao từ thời điểm đăng kí như xe máy, ô tô.

– Xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản. Bất động sản phải đăng kí theo quy định của pháp luật, động sản không phải đăng kí, một số trường hợp đăng kí như xe máy, ô tô…

– Xác định địa điểm xác lập giao dịch dân sự khi không có thỏa thuận khác.

– Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có thời hiệu.

+ Tài sản là vật vô chủ. Đối với động sản quyền sở hữu được xác lập khi người đó phát hiện ra, khi không biết chủ sở hữu là ai, phải thông báo tìm kiếm sau một năm nếu không thấy chủ sở hữu thì người nhặt được tài sản. Còn với bất động sản, nếu phát hiện là vô chủ thì sẽ thuộc sở hữu nhà nước…

+ Theo quy định Điều 236 Bộ luật dân sự 2015: Nếu người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp lý nhưng ngay tình, liên tục, công khai thì xác lập quyền sở hữu sau 10 năm đối với động sản, và 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

– Xác định thẩm quyền tòa án về giải quyết tranh chấp trong giao dịch dân sự, hay là các quyền đối với bất động sản, động sản.

– Xác định đối tượng của các biện pháp bảo đảm, thông thường động sản là cầm cố, kí cược, đặt cọc…Còn bất động sản là đối tượng của biện pháp bảo lãnh.

4. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

Tại Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định về các loại bất động sản đưa vào kinh doanh, theo đó các loại bất động sản đưa vào kinh doanh bao gồm:

– Nhà, các công trình xây dựng có sẵn của những tổ chức, cá nhân;

– Nhà, các công trình xây dựng được hình thành trong tương lai của những tổ chức, cá nhân;

– Nhà, các công trình xây dựng là những tài sản công được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được đưa vào kinh doanh;

– Các loại đất mà được phép chuyển nhượng, được cho thuê, được cho thuê lại về quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai thì sẽ được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

Khi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà khi đưa những bất động sản nào vào kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ phải có trách nhiệm công khai thông tin về các bất động sản theo các hình thức sau:

– Tại trang thông tin điện tử của chính doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;

– Tại trụ sở của Ban Quản lý dự án đối với những dự án đầu tư kinh doanh bất động sản;

– Tại sàn giao dịch về bất động sản đối với các trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản.

Nội dung thông tin về bất động sản bao gồm:

– Loại bất động sản;

– Vị trí của bất động sản;

– Thông tin về quy hoạch mà có liên quan đến bất động sản;

– Quy mô của bất động sản;

– Các đặc điểm, tính chất, về công năng sử dụng, về chất lượng của bất động sản; các thông tin về từng loại mục đích sử dụng và thông tin phần diện tích sử dụng chung đối với các bất động sản là tòa nhà hỗn hợp có nhiều mục đích sử dụng, nhà chung cư;

– Thực trạng về các công trình hạ tầng, về dịch vụ có liên quan đến bất động sản;

– Hồ sơ, giấy tờ về vấn đề quyền sở hữu nhà, các công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và các giấy tờ mà có liên quan đến việc đầu tư xây dựng về bất động sản; có hợp đồng bảo lãnh, các văn bản cho phép bán, cho phép cho thuê mua của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, việc cho thuê mua nhà ở mà hình thành trong tương lai.

Trên đây là những nội dung so sánh bất động sản và động sản. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc về nội dung trên hoặc những vấn đề về pháp luật khác hãy liên hệ Hotline 1900.6568 để được  tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon