Có thể nói, Đà Nẵng đã và đang trên đà khẳng định là một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng đối với bạn bè và du khách quốc tế. Với lợi thế phát triển là đô thị biển, là đầu mối giao thông quan trọng về các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Nơi đây có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của không chỉ khu vực Miền Trung – Tây Nguyên mà còn là của cả nước.
Điều này một phần tạo lợi thế cho các cơ sở hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, hệ thống các điểm tham quan du lịch của khu vực không ngừng được đầu tư, nâng cấp. Để đảm bảo công tác an ninh, trật tự trên địa bàn cho người dân và khách du lịch, nhu cầu đẩy mạnh sự phối hợp không chỉ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, mà cần có sự phối hợp liên ngành với Cơ quan thi hành án dân sự.
Vậy Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng ở đâu? Địa chỉ, cách thức liên hệ? Nhiệm vụ, quyền hạn, các thông tin cơ bản của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng như thế nào? Hãy đến với Luật Dương Gia, Tổng đài Luật sư 1900.6568 của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn – giải đáp mọi vấn đề pháp luật mà các bạn đang gặp phải tại thành phố Đà Nẵng.
1. Thông tin địa chỉ Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng
Trụ sở Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng đặt tại:
674 Núi Thành, phường Hoà Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Hiện nay, có nhiều người dân muốn liên hệ làm việc, giải quyết công việc tại Cục Thi hành án thành phố Đà Nẵng nhưng không biết trình tự, thủ tục ra sao. Theo đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nếu bạn đang có những thắc mắc như trên, bạn có thể tìm đến những dịch vụ luật sư mà Luật Dương Gia cung cấp. Chỉ mất 5 – 7 phút di chuyển từ Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng tới Công ty Luật Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng (141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng). Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ làm việc một cách nhanh chóng nhất.
2. Cơ cấu tổ chức Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng
Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy đinh pháp luật, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng có các phòng trực thuộc:
- Văn phòng;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự;
- Phòng Kiểm tra giải quyết khiếu nại và Tố cáo;
Gồm 07 đơn vị Chi cục trực thuộc:
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Hải Châu;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Liên Chiểu;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Cẩm Lệ;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Thanh Khê;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Sơn Trà;
- Chi cục Thi hành án dân sự quận Ngũ Hành Sơn;
- Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hòa Vang.
Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi hành án; Thư ký thi hành án và công chức khác.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Cục Thi hành án dân thành phố Đà Nẵng chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng
3.1. Thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng
Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2022), Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau:
- Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho Cục thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng.
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Quyết định của Trọng tài thương mại;
- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo quy định mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;
- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2022), Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm: Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự; Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn; Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;…
- Trực tiếp tổ chức thi hành: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng; Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao; Quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;…
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự, phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thực hiện chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự; Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án nhân dân về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
4. Một số quy định pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự
4.1. Yêu cầu thi hành án
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án (Điều 30, 31 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2022). Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau:
- Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
- Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
4.2. Quyết định thi hành án
Quyết định thi hành án gồm có 02 loại: Quyết định thi hành án do người có thẩm quyền chủ động ra Quyết định và Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu. Một số bản án, quyết định của Tòa án được cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án mà không cần có đơn yêu cầu của người được thi hành án hay người phải thi hành án. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự, phần lớn các bản án, quyết định của Tòa án chỉ được Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành khi có đơn yêu cầu.
Theo đó, căn cứ Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2022) quy định như sau:
- Đối với phần bản án, quyết định là: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định
- Đối với Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra ngay quyết định thi hành án
- Đối với Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định
- Ngoài các quyết định nêu trên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án.
4.3. Gửi quyết định và thông báo thi hành án
Sau khi ra quyết định thi hành án thì cơ quan thi hành án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc. Đối với quyết định cưỡng chế thi hành án, ngoài Viện kiểm sát thì cơ quan thi hành án phải gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Đối với thông báo về việc thi hành án:
– Việc thông báo về các giấy tờ (Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan) phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
– Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Niêm yết công khai; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu.
4.4. Cưỡng chế thi hành án
Về nguyên tắc, đây là biện pháp được áp dụng sau cùng khi mà việc tự nguyện thi hành án, thuyết phục người phải thi hành án không đạt được hiệu quả. Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2022) quy định:
“Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn quy định nêu trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.”
Lưu ý: Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
4.5. Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự được áp dụng theo yêu cầu của người được thi hành án hoặc của chấp hành viên khi thấy người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Thực tiễn Thi hành án dân sự nhiều năm qua cũng đã chỉ ra rằng ý thức tự nguyện thi hành án của các đương sự còn chưa cao, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thi hành các biện pháp bảo đảm luôn chiếm tỷ lệ cao. Vì thế mà, việc áp dụng biện pháp đảm bảo trong thi hành án dân sự là để ngăn chặn tình trạng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, đảm bảo thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành, thúc đẩy quá trình thi hành án đúng pháp luật. Có 03 biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự sau đây:
Thứ nhất, Phong toả tài khoản;
Thứ hai, Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
Thứ ba, Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự thuộc về Chấp hành viên (tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự). Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm, Chấp hành viên không cần phải báo trước cho đương sự.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng mà Luật Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng gửi đến quý khách hàng. Trường hợp cần được tư vấn khác vui lòng liên hệ theo số Hotline: 19006568 để được hỗ trợ chi tiết.