Cục sở hữu trí tuệ – Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng

cuc-so-huu-tri-tue-van-phong-dai-dien-cuc-shtt-tai-da-nang

Tròn 15 năm kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ (SHTT) tại TP. Đà Nẵng đã và đang là cánh tay nối dài của Cục Sở hữu trí tuệ, góp phần quan trọng vào việc nâng cao công tác quản lý, bảo hộ và thực thi quyền SHTT, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển hoạt động SHTT và sáng tạo trên địa bàn Miền Trung – Tây Nguyên. Bài viết dưới đây sẽ khái quát rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục sở hữu trí tuệ cũng như tìm hiểu về Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

1. Ở Đà Nẵng có Cục sở hữu trí tuệ không?

Cục Sở hữu trí tuệ cho trụ sở chính được đặt tại Thành Phố Hà Nội, chính vì vậy căn cứ vào tình hình phát triển trên thực tế mà nước ta đã quyết định thành lập các chi nhánh của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Địa chỉ: 386 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Hà Nội
  • Điện thoại: 024.38583069 – 024.38585157
  • Thư điện tử: vietnamipo@ipvietnam.gov.vn
  • Website: https://ipvietnam.gov.vn
Theo đó tại theo Quyết định số 547/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2005 ra quyết định lập một văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên).
Vậy tại Đà Nẵng chỉ có Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ chứ không có Cục sở hữu trí tuệ.

2. Giới thiệu về lịch sử hình thành của Cục Sở hữu trí tuệ

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có tiền thân đầu tiên là Phòng Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, được thành lập vào năm 1959. Đến năm 1973 thì phòng này đã chính thức đổi tên thành Phòng Sáng chế phát minh.

Đến năm 1982 thì căn cứ theo Nghị định số 125/HĐBT có nội dung về việc sửa đổi tổ chức bộ máy của Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước, Phòng Sáng chế phát minh đã được đổi tên thành Cục sáng chế, thực hiện các công việc chính liên quan đến quản lý các hoạt động liên quan đến sáng chế, sáng kiến cũng như việc bảo hộ các sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Đến năm 1993, thông qua Nghị định số 22-CP đã quy định về chức năng. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường do Chính phủ ban hành và đổi tên Cục Sáng chế, đồng thời tổ chức, củng cố lại các hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng thống nhất về mặt nguyên tắc hơn.

Vào năm 2003 thì Cục sở hữu trí tuệ chính thức có tên gọi như ngày nay sau khi Nghị định số 54/2003/NĐ-CP được ban hành, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ do Chính phủ quy định.

Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng chính là tham mưu, quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và tổ chức các hoạt động liên quan đến sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ

Tại Quyết định số 69/QĐ-BKHCN do Bộ Khoa học công nghệ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ, theo đó chức năng, nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

  • Chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Tại Điều 1 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các chức năng chính sau đây:

+ Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện chức năng chính là tham mưu cho Bộ Khoa học và công nghệ, thống nhất công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.

Công tác quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề hết sức được coi trọng, vì vậy mà Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện chức năng quan trọng là cố vấn, thiết kế, đưa ra đề xuất trong việc thực hiện kế hoạch cho Bộ Khoa học và công nghệ, thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ sao cho đồng bộ nhất trong phạm vi cả nước.

+ Cục Sở hữu trí tuệ được xác định là cơ quan quản lý nhà nước tiến hành công tác quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc xác lập quyền cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trong lãnh thổ Việt Nam.

Vì vậy có thể nói Cục Sở hữu trí tuệ là một cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ cho các đối tượng có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hoặc các vấn đề khác phát sinh liên quan đến phát minh, sáng chế của mình.

  • Nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Ta có thể kể đến một số nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ được ghi nhận tại Điều 2 Quyết định số 69/QĐ-BKHCN, cụ thể như sau:

+ Tiến hành chủ trì và đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong hoạt động thực hiện đưa ra các dự thảo liên quan đến các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình, đề án, chiến lược quy hoạch phát triển trong vấn đề sở hữu trí tuệ.

+ Hướng dẫn thực hiện và tiến hành công tác tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, các chiến lược, kế hoạch đưa ra về lĩnh vực sở hữu trí tuệ thông qua thực tiễn thực hiện

+ Ban hành ra các văn bản hướng dẫn thực hiện mang tính chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của minh

+ Tiến hành triển khai tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng, tập huấn mang tính chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

+ Thực hiện triển khai, quản lý hỗ trợ nhằm thúc đẩy các hoạt động phát minh, sáng kiến mới

+ Tiến hành thực hiện các công tác hợp tác mang tính quốc tế liên quan đến Sở hữu trí tuệ, cũng như xử lý các tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có liên quan đến những quốc gia khác trên thế giới

4. Giới thiệu Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên) được thành lập theo Quyết định số 547/QĐ-BKHCN ngày 25/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và chính thức đi vào hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 2005, là đơn vị trực thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và sáng kiến tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên (gồm 14 tỉnh: từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên).

Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các địa phương triển khai thực hiện các chính sách và quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Những nhiệm vụ chính hiện nay là: Trực tiếp tiếp nhận Đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, thực hiện các giao dịch với người nộp đơn; Tư vấn, giải đáp chuyên môn, pháp lý về sở hữu trí tuệ; Tư vấn, hỗ trợ địa phương quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; Cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu; Đào tạo pháp luật về sở hữu trí tuệ theo nhu cầu của địa phương; Tuyên truyền chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Hoạt động của Văn phòng Miền Trung – Tây Nguyên góp phần tăng cường công tác xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà sáng tạo phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

5. Địa chỉ, số điện thoại Văn phòng đại diện cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Phó trưởng Văn phòng, Phụ trách Văn phòng: Nguyễn Thị Thuý
Điện thoại: 0236.3889955  – Fax: 0236.3889977
Email: vanphong3@ipvietnam.gov.vn

Tài khoản phí, lệ phí cho việc đăng ký sở hữu trí tuệ:  3511.0.1093215.00000 TẠI KBNN ĐÀ NẴNG

6. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Luật Dương Gia

Chúng ta thường nghe đến thương hiệu, logo, logo độc quyền, nhãn hiệu. Vậy các thuật ngữ này có mối liên hệ gì với nhau? Trên thực tế, thương hiệu, logo hay logo độc quyền đều có ý nghĩa như nhau chỉ đến một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đó chính là “nhãn hiệu”

  • Các công việc sẽ được làm có trong dịch vụ

– Tra cứu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

– Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm.

– Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam.

– Nhận tờ khai đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu tại Cục SHTT Việt Nam.

– Đóng phí nhà nước theo quy định hiện hành tại Cục SHTT cho nhãn hiệu.

– Theo dõi, phản hồi lại Cục sở hữu trí tuệ về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong thời gian đăng ký bảo hộ (12 tháng – 24 tháng).

– Bảo vệ quyền lợi của qúy khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

  • Thông tin liên hệ để sử dụng dịch vụ của Luật Dương Gia – chi nhánh Đà nẵng

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Số tổng đài Luật sư tư vấn đăng ký thương hiệu độc quyền trực tuyến: 1900.6568

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon