Trong thực tiễn, việc vay mượn tài sản nói chung và vay tiền nói chung là một giao dịch phổ biến. Có nhiều hình thức như hợp đồng miệng, hợp đồng viết tay, hợp đồng đánh máy, hợp đồng công chứng…. Để đảm bảo quyền lợi của mình, khi tham gia giao dịch, người cho vay nên ký kết hợp đồng để có căn cứ giải quyết tranh chấp xảy ra sau này. Hợp đồng vay tiền là một văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở ghi nhận thỏa thuận giữa người cho vay và người vay về các điều khoản liên quan đến khoản vay, bao gồm số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức trả nợ, v.v… Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu nội dung về Mẫu hợp đồng tiền mới nhất qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
1. Hợp đồng vay tiền là gì ?
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản quy định
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, có hai bên đối tượng trong hợp đồng vay. Đó là bên cho vay tài sản, và bên vay sản nhưng đối tượng của hợp đồng vay tiền thì tài sản ở đây được cụ thể hơn là tiền. Nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay tiền.
Bên cho vay tiền có nghĩa vụ phải giao đủ số tiền mà hai bên thỏa thuận cho bên vay tại địa điểm và theo thời gian đã thỏa thuận. Và khi đến hạn trả, bên vay tiền phải hoàn trả cho bên cho vay đúng số tiền, cộng với khoản lãi mà hai bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
1.1. Đặc điểm của hợp đồng vay tiền
- Hợp đồng vay tiền là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời: bên vay chỉ có quyền định đoạt như một chủ sở hữu của số tiền đó trong thời hạn nhất định mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Kết thúc thời hạn này, bên vay phải hoàn trả lại số tiền đó cho bên cho vay.
- Hợp đồng vay tiền có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, tuỳ vào các bên có thoả thuận về lãi suất hay không hoặc theo các quy định của pháp luật về khoản lãi.
- Tuỳ vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực mà hợp đồng vay tiền có thể là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ: Nếu hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi ký thì bên cho vay có nghĩa vụ giao tiền, bên vay có nghĩa vụ trả tiền. Nếu các bên thoả thuận thời điểm hợp đồng có hiệu lực là sau khi bên cho vay đã giao tiền thì chỉ còn tồn tại nghĩa vụ của bên vay.
Ngoài ra, pháp luật không quy định hợp đồng vay tài sản bắt buộc phải lập thành văn bản. Các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Khi xảy ra tranh chấp, các bên phải tự cung cấp chứng cứ để chứng minh quyền lợi của mình.
2. Quyền lời và nghĩa vụ của các bên khi cho vay
2.1. Quyền, nghĩa vụ của bên cho vay
Nghĩa vụ của bên cho vay tài sản được quy định tại Điều 465 của Bộ luật dân sự 2015
Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
- Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật nàyhoặc luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, bên cho vay ngoài nghĩa vụ phải giao đúng số tiền vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận thì bên cho vay còn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên vay nếu có sự gian dối, sai lệch trong số tiền mà bên cho vay giao cho bên vay, trừ trường hợp bên vay biết nhưng vẫn nhận.
Một nghĩa vụ khác của bên cho vay là không được yêu cầu bên vay trả lại số tiền đã cho vay trước thời hạn trừ khi có thỏa thuận về hợp đồng vay có kỳ hạn như quy định tại điều 470 Bộ luật dân sự 20215:
Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tiền được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 466 như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật nàytrên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, Bên vay phải lại đúng số tiền khi đến hạn. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay hoặc theo thỏa thuận khác của các bên.
Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất theo pháp luật được quy định như sau:
Điều 468. Lãi suất
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
3. Mẫu hợp đồng vay tiền mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….., tại ………………………. Chúng tôi gồm:
1. BÊN CHO VAY (BÊN A):
Ông/bà ………………………….., sinh năm ……….,
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………;
Hộ khẩu thường trú tại …………………………………………………
Điện thoại: …………………………………
2. BÊN VAY (BÊN B):
Ông/bà ………………………….., sinh năm ……….,
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu:…………………………….do ……………………………cấp ngày ……………;
Hộ khẩu thường trú tại ……………………………………………….
Điện thoại: …………………………………
Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng vay tài sản này với các nội dung thỏa thuận cụ thể như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho bên B vay và bên B đồng ý vay số tiền là: ……………… (Bằng chữ: ………………………………………………………… đồng chẵn).
Mục đích vay: ………………………………………………………………………
ĐIỀU 2: THỜI HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC VAY
Thời hạn vay là ………………….. kể từ ngày ………… đến ngày ……………..
Phương thức vay: Bên A giao toàn bộ số tiền cho bên B vay nêu trên bằng hình thức (1) ……………………………… vào ngày ……………………………..
Phương thức và thời hạn trả nợ: Bên B phải trả lãi cho bên A định kỳ vào ngày ………………….. Bên B phải trả nợ gốc và lãi cho bên A chậm nhất là ngày ………………………………… bằng hình thức (2) ……………………..
ĐIỀU 3: LÃI SUẤT
Các bên thỏa thuận lãi suất cho toàn bộ số tiền vay nêu trên là ………………. Trước khi hợp đồng này hết hạn vào ngày…………….., nếu bên B muốn tiếp tục vay thì phải báo trước trong thời gian …………… ngày và nhận được sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Nếu quá thời hạn vay nêu trên mà Bên B không thanh toán số tiền gốc và tiền lãi thì bên B phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay tương ứng với thời gian chậm trả.
ĐIỀU 4: THỎA THUẬN CỦA CÁC BÊN
– Những chi phí có liên quan đến việc vay nợ như: phí, thù lao công chứng, phí chuyển tiền… bên B có trách nhiệm thanh toán.
– Các bên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao và nhận tài sản vay;
– Bên A cam đoan số tiền cho vay trên là tài sản hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của bên A;
– Việc vay và cho vay số tiền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc, không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào của bên A;
– Bên B cam kết sử dụng tiền vay vào đúng mục đích tại Điều 1 của Hợp đồng này;
– Bên B cam kết trả tiền (tiền gốc và tiền lãi) đúng hạn, chỉ được ra hạn khi có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản (nếu có sau này); Trường hợp chậm trả thì bên B chấp nhận chịu mọi khoản lãi phạt, lãi quá hạn… theo quy định pháp luật (nếu có);
– Các bên cam kết thực hiện đúng theo Hợp đồng này. Nếu bên nào vi phạm Hợp đồng này thì bên đó sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật;
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên cùng nhau thương lượng, giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. Nếu không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. (…..) bản chính có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. (…..) bản để thực hiện.
BÊN CHO VAY BÊN VAY
(Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký tên, điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Hình thức vay hoặc trả lãi có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
(2) Nếu bằng chuyển khoản thì nêu rõ số tài khoản, ngân hàng và tên chủ tài khoản.