Giao thông đường bộ giữ vai trò then chốt trong việc bảo đảm lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, gián đoạn hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động giao thông đường bộ. Theo đó, một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng, được quy định và xử lý nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự, là tội cản trở giao thông đường bộ. Vậy hành vi nào bị coi là tội cản trở giao thông đường bộ và chế tài xử lý đối với tội danh này được pháp luật quy định ra sao? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến hành vi nguy hiểm này.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Luật Đường bộ 2024
1. Cản trở giao thông đường bộ là gì?
Hành vi cản trở giao thông đường bộ là bất kỳ hành động nào gây cản trở, làm gián đoạn hoặc đe dọa sự an toàn của người và phương tiện khi lưu thông. Điều này có thể bao gồm việc tự ý đặt vật cản, đào đường trái phép, thả vật nuôi đi vào lòng đường, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè hoặc thực hiện những hành vi khác gây rối loạn trật tự giao thông.
Tội danh này được quy định cụ thể tại Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), với các chế tài nghiêm khắc dành cho những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người hoặc thiệt hại lớn về tài sản
“Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm:
a) Đào, khoan, xẻ trái phép đường, hè phố;
b) Để trái phép vật cản, phương tiện giao thông, thiết bị, máy móc, vật liệu hoặc vật khác trên đường gây cản trở giao thông;
c) Lắp đặt trái phép biển hiệu, đèn tín hiệu, thiết bị khác gây nhiễu loạn giao thông;
d) Mở đường giao nhau trái phép;
đ) Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đặt biển quảng cáo hoặc các công trình khác trái phép;
e) Thả rông súc vật hoặc để súc vật đi trên đường bộ gây cản trở giao thông;
g) Hành vi khác gây cản trở giao thông đường bộ.”
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
2. Phân tích tội cản trở giao thông đường bộ
2.1 Chủ thể
Người thực hiện hành vi vi phạm phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng (làm chết người, gây thương tích nặng…).
2.2 Khách thể
Đối tượng tác động của tội phạm này là Công trình giao thông đường bộ. Công trình giao thông đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2.3 Mặt khách quan
a. Hành vi
Điều 261 đã liệt kê các hành vi cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ. Các hành vi này có thể được chia thành 3 nhóm sau:
– Nhóm hành vi cản trở hệ thống đường bộ: làm thay đổi kết cấu của hệ thống đường bộ như khoan, đào, san lấp…, tạo chướng ngại vật trên hệ thống đường bộ như đổ trái phép vật liệu, phế thải, chất gây trơn…; tạo đường giao cắt qua đường bộ, đường có dải phân cách và sử dụng đường không đúng mục đích như phơi rơm, rạ dưới lòng đường; buộc trâu, bò trên hành lang an toàn đường bộ…
– Nhóm hành vi cản trở công trình báo hiệu đường: làm mất hoặc làm mất tác dụng đảm bảo an toàn của các công trình này như tháo dỡ, di chuyển, phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu…
– Nhóm hành vi cản trở do thi công trên đường bộ: không bố trí báo hiệu, rào chắn tạm thời tại nơi thi công, không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng…
b. Hậu quả:
Người thực hiện các hành vi trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Gây chết người;
– Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên; hoặc
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
2.4 Mặt chủ quan
Nếu chỉ căn cứ vào hành vi khách quan thì có thể có quan điểm cho rằng người thực hiện hành vi cản trở giao thông là do cố ý, vì không ai khi đào, xẻ trái phép công trình giao thông đường bộ lại bảo rằng do sơ ý. Tuy nhiên, căn cứ vào các dấu hiệu về hình thức lỗi, thì người thực hiện hành vi cản trở giao thông vẫn là do vô ý, vì người thực hiện hành vi cản trở giao thông không mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc cũng không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Do đó, người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý cẩu thả), nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin.
Ví dụ minh họa:
Vào ngày 27/9/2020, ông Vũ Đình T lái xe đầu kéo chở 20 pallet gạch đến xã K, huyện K, Ninh Bình để giao hàng cho anh Cao Văn T4. Do anh T4 không có nhà, ông T đã điều khiển xe nâng của gia đình anh T4 để bốc gạch xuống lề đường Quốc lộ 10. Trong lúc bốc gạch, ông T chắn ngang làn đường, dẫn đến anh Mai Văn C và ông Hoàng Văn Q điều khiển 2 xe máy va chạm với xe ô tô do anh Phạm Minh Đ điều khiển. Sau đó xe của anh Đ đâm vào hông bên phải xe nâng do ông T điều khiển. Hậu quả là 3 người đi xe máy đã tử vong. Ông T bị thương, các phương tiện giao thông bị hư hỏng với trị giá hơn 154 triệu đồng. Viện Kiệm Sát truy tố bị cáo Vũ Đình T về tội “Cản trở giao thông đường bộ”.
3. Quy định về khung hình phạt
Tại Điều 261 BLHS năm 2015 đã quy định những khung hình phạt sau:
+ Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
So với khoản 1 Điều 203 BLHS năm 1999 thì quy định tại khoản 1 Điều 261 BLHS năm 2015 mức phạt nặng hơn: mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng (trước đây mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng); mức phạt tù từ 06 tháng (trước đây 03 tháng). Và cụ thể dấu hiệu hậu quả như sau: Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Khung 2: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu có một trong các tình tiết tăng nặng mà luật quy định.
So với khoản 2 Điều 203 BLHS năm 1999 chỉ quy định hai trường hợp phạm tội là: “Tại các đèo, dốc và đoạn đường nguy hiểm” và “gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì tại khoản 2 Điều 261 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt cụ thể: Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; Làm chết 02 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. Tại Điểm a Khoản 2 Điều 261 BLHS năm 2015 thêm tình tiết ”đường cao tốc” so với Điểm a Khoản 2 Điều 203 BLHS năm 1999.
+ Khung 3: Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khoản 2 Điều 203 BLHS năm 1999 chỉ quy định một trường hợp phạm tội, đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, thì tại Khoản 3 Điều 261 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa thành các tình tiết định khung hình phạt cụ thể: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
+ Khung 4: Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm
Tội cản trở giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người khác. Pháp luật hình sự quy định rõ ràng và nghiêm khắc để xử lý, răn đe và phòng ngừa tội phạm. Mỗi cá nhân, tổ chức cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật và không thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Trên đây là nội dung về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2017 mà Luật Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng gửi đến quý khách hàng. Trường hợp quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần tư vấn khác, vui lòng liên hệ theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899