Xử lý tập trung kinh tế bị cấm theo pháp luật cạnh tranh hiện hành

cach-thuc-xu-ly-tap-trung-kinh-te-bi-cam-theo-phap-luat-canh-tranh-hien-hanh

Hiện nay tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh chóng và nền kinh tế xã hội của đất nước cũng ngày càng phát triển đã khiến cho nền kinh tế có nhiều thay đổi rõ rệt, kéo theo đó là các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra ngày một sôi nổi với quy mô đa dạng .Bởi vậy cần tập trung tăng cường thực thi các quy định của pháp luật và hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát tập trung kinh tế để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Vậy cùng luật Dương Gia tìm hiểu pháp luật quy định như thế nào về vấn đề “Xử lý các hành vi tập trung kinh tế bị cấm”?

1. Pháp luật về xử lý hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là những hành vi không thực hiện đúng và đủ các yêu cầu của pháp luật để được tiến hành tập trung kinh tế, thực hiện tập trung kinh tế trước khi có quyết định của Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia hoặc thực hiện các tập trung kinh tế bị cấm. Các hành vi này được liệt kê cụ thể tại Điều 44 Luật Cạnh tranh 2018 và bao gồm:

Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

– Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Cạnh tranh 2018.

– Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41 của Luật Cạnh tranh 2018.

– Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh 2018.

– Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 của Luật Cạnh tranh 2018.

– Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh 2018.

Hoạt động xử lý vi phạm quy định về tập trung kinh tế tại Việt Nam được quy định tại Chương II Mục 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế được phân hoá thành ba nhóm hành vi khác nhau với các mức độ xử lý khác nhau: Nhóm các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018; nhóm hành vi không thông báo tập trung kinh tế và nhóm các hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác.

2. Xử lý hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018

Các hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm hành vi sáp nhập doanh nghiệp bị cấm, hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm, hành vi mua lại doanh nghiệp bị cấm và hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm và việc xử lý các hành vi này được quy định lần lượt tại Điều 10 đến Điều 13 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

Các hành vi tập trung kinh tế bị cấm đều phải gánh chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền với khung phạt là từ 01 % đến 05 % tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tất cả các hành vi tập trung kinh tế đều có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Riêng hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm và liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm, các doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, cụ thể như sau:

Đối tượng bị áp dụng Khung tiền phạt Căn cứ phạt tiền Hình thức xử phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả
Sáp nhập doanh nghiệp bị cấm Doanh nghiệp nhận sáp nhập 01% đến 05% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi a) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp bị cấm Doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất 01% đến 05% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.

Mua lại doanh nghiệp bị cấm Doanh nghiệp mua lại 01% đến 05%  

 

Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại

a) Buộc bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản mà doanh nghiệp đã mua;

b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn nhất định về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mua lại.

Liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm Các bên tham gia liên doanh 01% đến 05% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp tham gia liên doanh Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp liên doanh. Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp liên doanh.

3. Xử lý hành vi không thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 của Luật Cạnh tranh 2018

Điều 14 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo. Hành vi không thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 của Luật Cạnh tranh 2018 không bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả.4.

4. Hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế khác (Điều 15 Nghị định 75/2020/NĐ-CP)

Mức phạt tiền Căn cứ phạt tiền
Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 0,5% đến 01% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
Thực hiện việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức. 0,5% đến 01% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế 01% đến 03% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
Thực hiện tập trung kinh tế bị cấm theo điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Cạnh tranh 2018 01% đến 03% Tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế

Tương tự hành vi không thông báo tập trung kinh tế theo Điều 33 của Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế kể trên không bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả.

Như vậy, trong mọi trường hợp đối với mọi hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, mức phạt tiền tối đa là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm (khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 của Điều này được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng (khoản 3 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Tổng doanh thu trên thị trường liên quan được xác định là tổng doanh thu của tất cả các thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chính là các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau (điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Theo khoản 8 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh sẽ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.

Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt. Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế

Theo Điều 26 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về tập trung kinh tế được quy định như sau:

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;

– Áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon