Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì?

thoi-hieu-thi-hanh-ban-an-hinh-su-la-gi

Thời hiệu thi hành bản án là một khía cạnh không thể thiếu trong quá trình xử lý tội phạm và đảm bảo công lý. Đây là giai đoạn quyết định liệu người bị kết án sẽ phải chịu hình phạt ngay lập tức hay có thời gian để chấp hành quyết định của tòa án.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. Và trong một số trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự có thể được miễn chấp hành hình phạt hoặc được giảm thời hạn thời hạn chấp hành hình phạt. Sau đây, Luật Dương Gia sẽ cụ thể các nội dung trên thông qua quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì?

1.1. Khái niệm thời hiệu

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là một khái niệm pháp luật liên quan đến việc thực hiện quyết định của tòa án về hình phạt đối với người bị kết án trong một vụ án hình sự. Điều này bao gồm một loạt các quy định và quy trình để đảm bảo rằng quyết định của tòa án được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng

Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này qui định mà khi kết thúc thời hạn đó thì người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải thi hành bản án đã tuyên.

Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu lưc pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, đầy đủ phán quyết của bản án.

Tuy nhiên, trong thực tế thi hành án hình sự có hiệu lực pháp luật có một số trường hợp vì lý do nào đó như bị thất lạc, bị bỏ quên… mà bản án đã không được thi hành. Nếu trong một thời gian dài, người bị kết án đã làm ăn lương thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh pháp luật, thì không cần thiết phải bắt họ thi hành bản án nữa.

Vì vậy, pháp luật quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn bản án có hiệu lực thi hành, trường hợp khi hết thời hạn đó, nếu chưa thi hành thi không được thi hành nữa. Ngược lại, nếu trong một thời gian dài, người bị kết án vẫn thực hiện hành vi phạm tội mới, trốn tránh pháp luật, không ăn năn hối cải. Chắc chắn người đó vẫn sẽ bị kết án theo quy định của Bộ luật này.

Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:

“Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.”

1.2. Đặc điểm thời hiệu

Là thời hạn do Bộ luật hình sự qui định, nghĩa là việc thi hành bản án phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, có điểm bắt đầu và có điểm kết thúc. Nó bắt đầu từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và kết thúc khi hết một khoảng thời hạn luật định.

Hậu quả pháp lý của việc không thi hành bản án trong thời hạn do luật định: Khi kết thúc thời hạn mà bản án đã tuyên, có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không được thi hành thì đương nhiên những đối tượng bị kết án sẽ không phải thi hành bản án đó nữa.

2. Cách xác định thời hiệu thi hành án

Theo Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì thời hiệu thi hành bản án dài hay ngắn tùy thuộc vào loại hình phạt và mức hình phạt đã tuyên đối với người bị kết án, cụ thể như sau:

2.1. Đối với người bị kết án

+ 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

+ 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

+ 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy thời hiệu thi hành bản án hình sự dựa vào loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể người bị kết án phải chấp hành theo bản án hình sự chứ không dựa vào loại tội phạm mà người này đã thực hiện. Việc quy định như vậy là do trong một số trường hợp một người có thể phạm nhiều tội một lúc, có thể các tội đều không đến mức nghiêm trọng nhưng số năm bị phạt tù được tổng hợp lại lên đến 20 năm, dẫn đến việc quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự theo loại tội phạm sẽ là một bất cập cũng như lỗ hổng lớn của pháp luật.

2.2. Đối với pháp nhân thương mại

Theo khoản 2 quy định về thời hạn cụ thể mà ngoài thời hạn đó, bản án hình sự không còn hiệu lực thi hành đối với người bị kết án. Các thời hạn được xác định ở đây có thể là 05 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm tương ứng với loại và mức hình phạt được áp dụng cho người phạm tội. Cụ thể, thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định đối với người bị kểt án như sau:

+ 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

+ 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

+ 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành án

Thời hiệu thi hành án là một khía cạnh quan trọng của hệ thống pháp luật, giúp đảm bảo rằng quyết định của tòa án được thực hiện một cách có hiệu quả và công bằng. Tuy nhiên, có những trường hợp mà việc áp dụng thời hiệu thi hành án không khả thi hoặc không hợp lý.

Một trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành án có thể xảy ra khi thông tin mới xuất hiện sau khi quyết định của tòa án được đưa ra. Ví dụ, nếu có bằng chứng mới được phát hiện chứng minh vô tội của bị cáo, thì việc thực hiện án phạt ngay lập tức có thể gây tổn thất không thể đảo ngược cho người bị cáo. Trong tình huống như vậy, quyết định của tòa án có thể cần được xem xét lại để đảm bảo tính công bằng và vô tội cho bên liên quan.

Ngoài ra, cũng có những tình huống mà áp dụng thời hiệu thi hành án có thể tạo ra hậu quả không mong muốn. Ví dụ, trong trường hợp của những người già, người tàn tật, hoặc những người có trách nhiệm gia đình lớn, việc thi hành án ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và gây tổn thất đáng kể. Trong những trường hợp như vậy, có thể cần xem xét lại và điều chỉnh thời hiệu thi hành án để đảm bảo tính nhân quả và tính nhân đạo.

Trong khi việc không áp dụng thời hiệu thi hành án có thể là lựa chọn hợp lý trong một số trường hợp, điều quan trọng là đảm bảo rằng quyết định này không làm suy yếu tính công bằng và tuân thủ của hệ thống pháp luật. Quan trọng nhất là phải duy trì sự cân nhắc và xét xử mọi trường hợp cá nhân một cách công bằng và chi tiết để đảm bảo rằng quyết định của tòa án phản ánh đúng tính chất của vấn đề và đáp ứng đúng mức độ trách nhiệm xã hội.

Theo Điều 61 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau: “Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”

Theo Điều 61 bộ luật này quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm:

1) Tội phản bội Tổ quốc;

 2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

 3) Tội gián điệp;

 4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

 5) Tội bạo loạn;

 6) Tội hoạt động phỉ;

 7) Tội khủng bố;

 8) Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

10) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

11) Tội phá rối an ninh;

12) Tội chống phá trại giam;

13) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân.

Hình phạt được quy định cho tội xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm khắc, đa số các tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Khoản 3, khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về các tội tham ô tài sản:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

 a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

 c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên…”

Khoản 3, khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội nhận hối lộ, đây là trường hợp loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên…”

Theo Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không có hiệu lực đối với các tội phạm này. Người bị kết án về tội phạm thuộc các tội phạm này không bao giờ và không vì lý do gì được loại trừ nghĩa vụ cháp hành bản án có hiệu lực pháp luật đã tuyên vì đây là những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho an ninh quốc gia hoặc an ninh thế giới hoặc là những tội tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng.

Việc thi hành bản án đã tuyên đối với người bị kết án về cá tội phạm này dù ở thời điểm nào cũng có tác dụng phòng ngừa riêng cũng như phòng ngừa chung. Nội dung quy định này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật hình sự quốc tế.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon