Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản mới nhất

mau-hop-dong-tang-cho-tai-san

Hợp đồng tặng cho tài sản là một hình thức giao dịch dân sự, trong đó bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bất kỳ sự đền bù nào. Đây là một thỏa thuận pháp lý có hiệu lực khi cả hai bên đều đồng ý về các điều khoản và điều kiện được quy định trong hợp đồng.

Hợp đồng tặng cho tài sản thường được sử dụng trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh, nhằm thể hiện tình cảm, sự tri ân hoặc mục đích từ thiện. Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh tranh chấp về sau, hợp đồng này cần phải được lập thành văn bản và tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

1. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

Đối tượng của loại hợp đồng này là tặng cho động sản và tặng cho bất động sản.

2. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản

Về hình thức của Hợp đồng tặng cho tài sản thì sẽ phụ thuộc vào đối tượng của Hợp đồng. Nếu đối tượng của Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản thì việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật được quy định tại Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015.

Còn trường hợp nếu đối tượng của Hợp đồng tặng cho tài sản là động sản, pháp luật không bắt buộc hình thức hợp đồng. Vì vậy, Hợp đồng tặng cho tài sản là động sản có thể được lập bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu, Hợp đồng tặng cho tài sản phải được lập dưới hình thức văn bản.

3. Đặc điểm hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản có những đặc điểm sau đây:

  • Hợp đồng tặng cho tài sản là một hợp đồng không có đền bù.

Hợp đồng tặng cho tài sản là một hợp đồng nằm ngoài quy luật trao đổi ngang giá. Trong hợp đồng này, bên tặng cho trao cho bên được tặng cho một khoản lợi ích vật chất mà không yêu cầu bên kia phải trao lại lợi ích nào. Người nhận tài sản không cần trả lại bất kỳ khoản tiền hay lợi ích vật chất nào. Đây là một hình thức trao tặng mà không có sự đền bù. Quy định này thể hiện tính tự nguyện và không điều kiện của bên tặng cho.

  • Hợp đồng tặng cho tài sản luôn là hợp đồng thực tế:

Trong hợp đồng tặng cho tài sản, dù hai bên có sự thỏa thuận cụ thể về đối tượng Hợp đồng tặng cho, điều kiện về thời hạn giao tài sản tặng cho nhưng nếu bên tặng cho chưa giao tài sản cho người được tặng cho, thì Hợp đồng tặng cho tài sản chưa được coi là xác lập.

4. Điều kiện đối với Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho phải đáp ứng các điều kiện theo luật định thì mới phát sinh hiệu lực. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tại Điều 462 có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

a. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

b. Bên tặng cho tài sản và bên tặng cho tài sản phải là người có năng lực pháp luật dân sự và có năng lực hành vi dân sự. Trong đó:

  • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự 2015)
  • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự 2015)
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86 Bộ luật dân sự 2015)

c. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho tài sản hoàn toàn tự nguyện

d. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều kiện tặng cho tài sản là những điều cần thiết mà bên tặng cho tài sản cần đạt được. Các điều kiện đó là nghĩa vụ mà bên được tặng cho tài sản phải thực hiện. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo là điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.

5. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản của Luật Dương Gia

– Công ty Luật Dương Gia tự hào là đơn vị hàng đầu về dịch vụ soạn thảo hợp đồng cho tặng cho tài sản nói riêng cũng như Hợp đồng dân sự nói chung với các điều khoản cụ thể, chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng với bản hợp đồng được soạn thảo đúng theo yêu cầu của quý khách hàng.

– Chi phí trọn gói và không phát sinh

– Đội ngũ chuyên viên tận tâm, tận tình giúp quý khách tiết kiệm thời gian, công sức

– Hỗ trợ khách hàng soạn thảo toàn bộ hồ sơ.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

6. Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

Số: … /20…/HĐTCTS

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại …, chúng tôi gồm có:

Bên tặng cho tài sản (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

(Trường hợp bên tặng cho hoặc bên được tặng cho tài sản là cá nhân thì được ghi như sau):

Họ và tên: …

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên được tặng cho tài sản (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng tặng cho tài sản với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng 

  1. Tài sản tặng cho của bên A:

Tên tài sản: …

Chủng loại tài sản: …

Số lượng tài sản: …

Chất lượng tài sản: …

  1. Tài sản tặng cho thuộc quyền sở hữu của bên A theo giấy … (ghi giấy tờ và các thông tin liên quan chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên A).
  2. Giá trị của tài sản tặng cho là: … đồng (Bằng chữ: …).

Điều 2. Giao và chuyển quyền quyền sở hữu tài sản tặng cho

  1. Bên A có nghĩa vụ giao tài sản tặng cho nêu tại Điều 1 của hợp đồng này và giấy tờ về quyền sở hữu tài sản cho bên B vào ngày …/ …/ …
  2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Trách nhiệm nộp tiền thuế, phí và lệ phí

Tiền thuế, phí và lệ phí liên quan đến việc tặng cho tài sản theo hợp đồng này do bên B chịu trách nhiệm nộp tại cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Chi phí khác

Chi phí vận chuyển tài sản tặng cho và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản tặng cho do bên B chịu trách nhiệm thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 5. Cam đoan của các bên

  1. Bên A cam đoan:

– Thông tin về nhân thân, tài sản tặng cho ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

– Tài sản thuộc trường hợp được tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản tặng cho không có tranh chấp; Tài sản tặng cho không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

  1. Bên B cam đoan:

– Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

– Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản tặng cho, cũng như các khuyết tật của tài sản tặng cho tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (nếu có);

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 6. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các thoả thuận khác

Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN B

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu)

 

 

BÊN A

(Chữ ký, họ tên và đóng dấu)

 

 

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon