Chia tay xong có đòi được quà không?

chia-tay-xong-co-doi-duoc-qua-khong

“Chia tay đòi quà” – thuật ngữ nghe tưởng chừng như một câu nói đùa vu vơ nhưng đây lại là vấn đề xảy ra tương đối nhiều trong giới trẻ hiện nay. Đồng thời, đây cũng là vấn đề pháp lý rất hay khi đưa ra phân tích, đánh giá. Khi tinh yêu còn mặn nồng, say đắm thì tặng quà không chút so đo, tính toán.

Lúc này chỉ đơn thuần là cách thể hiện tình cảm đối với người yêu. Tuy nhiên, đó là câu chuyện đẹp đối với một tình yêu màu hồng nhưng ngược lại sẽ là vấn đề nếu khi chia tay của những cặp đôi hiện nay, người yêu bạn hoặc bạn muốn đòi lại quà đã tặng. Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là khi chia tay có được đòi lại quà không? Nếu được thì phải đòi theo cách nào là đúng? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn dã chia tay là có mong muốn lấy lại những gì đã mất.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;

1. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về tặng cho tài sản

Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Bộ luật dân sự 2015 ra đời và cho phép người tặng cho tài sản có thể lựa chọn một trong hai hình thức tặng cho nhằm có hay không tạo tính chất ràng buộc đối với người được tặng cho là:

+ Tặng cho có điều kiện

+ Tặng cho không có điều kiện.

Đối với từng loại hợp đồng tặng cho này, người tặng cho có thể đòi lại phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng

2. Đối với hợp đồng tặng cho không kèm điều kiện

Việc đòi lại được quà hay không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng tặng cho được giao kết. Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hiệu lực tặng cho của hợp đồng phụ thuộc vào đối tượng tài sản tặng cho, cụ thể:

2.1. Đối với tài sản tặng cho là động sản

Căn cứ vào điều 458 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 458. Tặng cho động sản

“1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.”

Ví dụ 1: Trong quá trình anh A và chị B yêu nhau anh A thường xuyên mua thức ăn ngon cho chị B và sắp tới ngày sinh nhật chị B anh A có nhắn tin cho chị B là sẽ hứa tặng chị một chiếc điện thoại iphone 14 promax. Sau đó, đến ngày sinh nhật chị B anh A đã dẫn chị đi mua và tặng chị theo như lời hứa của mình trong tin nhắn đối với chị A. Vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 thì trong trường hợp này anh A không có quyền đòi lại tài sản đối với chị B sau khi hai người chia tay.

Ví dụ 2: Trong quá trình anh A và chị B yêu nhau anh A có tặng cho chị B chiếc xe máy nhãn hiệu Sh nhưng giấy tờ xe do anh A đứng tên, thì khi chia tay anh A vẫn có quyền đòi lại chiếc xe đó. Nhưng ngược lại, nếu khi mu axe anh A đã cho chị B đứng tên chiếc xe thì chiếc xe này thuộc quyền sở hữ của chị B, khi chia tay anh A không có quyền đòi lại.

Như vậy, nếu người yêu bạn tặng quà cho bạn là động sản không phải đăng ký chẳng hạn như điện thoại, trang sức,….. hay thức ăn thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác lập kể từ khi bạn nhận được quà.

Khi tài sản tặng cho là tài sản phải đăng ký như xe máy, ô tô, … thì quyền sở hữu với tài sản này chỉ thuộc về bạn khi nó được đăng ký tên bạn. Bởi vậy, để chắc chắn, thì khi người yêu bạn tặng bạn loại tài sản đáng giá này, thì ngay lập tức “sang tên, đổi chủ” luôn nhé! Tránh trường hợp bị đòi lại mà chẳng làm được gì.

2.2. Đối với tài sản tặng cho là bất động sản

Căn cứ vào điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tặng cho là bất động sản như sau:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

“Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Ví dụ: Trong lúc quen nhau anh A có tặng cho chị B một sổ đỏ của một miếng đất. Tuy nhiên, trong quá trình tặng cho này, chị B vì quá tin tưởng anh A nên không bảo anh B sang tên đổi chủ dồng thời cũng không lập thành văn bản để công chứng chứng thực mà chỉ nhận sổ đỏ và cất dữ. Khi chi tay anh A buộc chị B phải giao lại miếng đất cho anh A. Trong trường hợp này, anh A vẫn có quyền đòi lại miếng đất trên.

Nghĩa là, khi tặng cho bất động sản, 2 bên phải lập thành văn bản được công chứng, chứng thực. Trường hợp, bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì người được tặng cho phải đi đăng ký. Hiệu lực hợp đồng có tại thời điểm đăng ký. Còn trường hợp, bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, thì hiệu lực hợp đồng có tại thời điểm chuyển giao bất động sản.

Như vậy, đối với bất động sản, khi được tặng cho, bạn phải nhớ lập thành văn bản, công chứng và đăng ký (nếu có) để đảm bảo việc nhận tài sản một cách hợp pháp và không bị “bất chợt” đòi lại nhé!

3. Tặng cho có điều kiện

Tặng cho tài sản có điều kiện là việc bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật không trái đạo đức xã hội.

Theo đó Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

 Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Đây là một quy định khá “có lợi” cho những đôi yêu nhau. Bởi bạn có thể đòi lại quà nếu người yêu mình không thực hiện nghĩa vụ như đã giao kết. Đôi khi tặng cho tài sản nhưng kèm theo điều kiện nào đó khiến người yêu bạn có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà ra điều kiện và cũng cân nhắc về cái điều kiện nhé. Điều kiện đó phải không thuộc điều cấm và không trái đạo đức xã hội.

4. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khi bị “Đòi lại quà”

Nếu bên được tặng có các chứng cứ chứng minh ý chí tặng cho của bên kia khi tặng cho mình như tin nhắn hoặc có người làm chứng việc tặng cho này thì vẫn có thể xem xét xác định đó là tài sản đã tặng. Có thể thấy, nếu việc tặng quà giữa hai bên có thể chứng minh được ý chí tặng cho ngay từ đầu thì việc cưỡng chế đòi lại quà trong trường hợp này là vi phạm pháp luật, là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và có thể sẽ bị xử lý.

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, đối với trường hợp khi yêu nhau người yêu đã tặng cho tài sản cho mình nhưng khi chia tay thì cứ hù doạ và thực hiện các biện pháp áp đặt để đòi lại tiền và tài sản đã tặng. Thì có thể căn cứ vào khoản 2 điều 162 Bộ luật dân sự 2015 để thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản đã thuộc sở hữu của mình.

Việc bạn có đòi được quà hay không khi chia tay cần phải xem xét các vấn đề như: món quà đó là động sản hay bất động sản; phải đăng ký quyền sở hữu hay không; nhận quà có kèm điều kiện gì hay không. Thì việc đòi lại quà sẽ phải căn cứ vào các vấn đề cụ thể để giải quyết. Trên đây là phần tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Dương Gia,  nếu như còn vấn đề nào vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin bạn vui lòng liên hệ Bộ phận tư vấn pháp luật 19006586 để được giải đáp cụ thể hơn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon