Thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

thanh-lap-doanh-nghiep-tai-da-nang

Thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu, trong đó có nước ta. Là một trong các thành phố lớn của cả nước, nơi tập trung và giao thoa nhộn nhịp của các lĩnh vực kinh tế đóng góp thị phần như đầu tư, du lịch,… Thành phố Đà Nẵng mặc dù chịu tác động không nhỏ từ tình hình sản xuất, kinh doanh của cả nước, thế nhưng bức tranh về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2023 đã cho thấy nhu cầu về khởi nghiệp, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức không ngừng tăng lên.

Cụ thể chỉ trong 7 tháng đầu năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới của thành phố Đà Nẵng là 2.055 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký là 8.863,75 tỷ đồng. Như vậy, để thành lập và làm chủ một doanh nghiệp tại Đà Nẵng cần tiến hành những thủ tục nào, thời gian giải quyết là bao lâu? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ phổ biến đến quý bạn đọc những quy định pháp luật chung xoay quanh thủ tục thành lập doanh nghiệp, từ quy trình chuẩn bị hồ sơ cho đến khi cầm trên tay Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư 01/2021/TT-BTC

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

1. Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, để có thể gia nhập vào thị trường kinh doanh cũng như bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp pháp thì đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện. Được xem là một trong những điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất đó chính là các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thuật ngữ “đăng ký doanh nghiệp” được hiểu như sau: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”

Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý mà theo đó khi đã đăng ký thành công với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được Nhà nước chính thức thừa nhận để ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh. Giấy tờ pháp lý để chứng minh chủ thể kinh doanh đã đủ tư cách pháp nhân, xác lập quyền và nghĩa vụ hợp pháp dưới sự công nhận và bảo hộ từ Nhà nước là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Các loại hình doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập

Căn cứ trên tiêu chí hình thức pháp lý của doanh nghiệp thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định rõ hiện nay doanh nghiệp được chia thành 5 loại hình với những đặc điểm pháp lý riêng biệt và khả năng huy động vốn góp khác nhau của từng loại hình.

Theo đó, năm loại hình doanh nghiệp được đề cập bao gồm:

Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Thứ ba, công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Tổ chức, cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của công ty được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Thứ tư, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thứ năm, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ đăng ký thành lập khác nhau. Theo đó, căn cứ tại Chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

– Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký thành lập được quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hồ sơ đăng ký thành lập được quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì thành phần hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập theo quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

4. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp muốn thành lập mà chủ thể kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các hồ sơ theo quy định. Để hồ sơ hạn chế bị yêu cầu sửa đổi bổ sung, đòi hỏi từng chi tiết trong hồ sơ phải được kê khai thật chính xác.

Ngoài những yêu cầu chung về thành phần hồ sơ, những điều kiện quan trọng khác như chủ thể, tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh được xem là khó khăn đầu tiên trong quá trình thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức.

Riêng đối với thành phố Đà Nẵng, có những ngành, nghề kinh doanh phải đáp ứng những yêu cầu theo Quyết định của thành phố ban hành. Để nắm rõ được những quy định này, đòi hỏi người chuẩn bị hồ sơ phải am hiểu và cập nhật những sự thay đổi trong quy định pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành, có hai hình thức để nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm: nộp trực tuyến lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên hầu hết việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được nộp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thao tác này vừa đảm bảo hồ sơ được nộp nhanh chóng, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Bên cạnh những thông tin kê khai trên hồ sơ, những trường thông tin trên hệ thống cũng phải yêu cầu nhập một cách chính xác thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh. Đây chính là những thông tin sẽ thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy nên việc nhập không đồng nhất hồ sơ sẽ khiến thời gian xử lý bị kéo dài.

Cơ quan giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng là Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả

Thời hạn giải quyết hồ sơ trên hệ thống là 05 ngày làm việc, không bao gồm thời gian hồ sơ bị yêu cầu bị sửa đổi bổ sung. Do đó, trường hợp hồ sơ bị yêu cầu sửa đổi bổ sung, thời hạn nhận kết quả được tính lại từ đầu như lần nộp hồ sơ đầu tiên.

Sau khi hồ sơ được chấp thuận, các cá nhân tổ chức kinh doanh có thể đến nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng hoặc đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện.

5. Tư vấn pháp lý và dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng

Như đã đề cập trong những nội dung trước, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo những hồ sơ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên để chuẩn bị thật chính xác và có kết quả nhanh chóng hiệu quả đòi hỏi người chuẩn bị hồ sơ là người am hiểu và cập nhật nhanh những thay đổi trong quy định pháp luật. Do đó, hoạt động tư vấn pháp lý ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu trên.

Luật Dương Gia – chi nhánh Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh sẽ đưa ra những tư vấn kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế cũng như những nhu cầu mà quý khách hàng mong muốn đối với loại hình doanh nghiệp cụ thể mà quý khách muốn thành lập.

Cụ thể, Luật Dương Gia sẽ tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp mà quý khách muốn thành lập, trường hợp tên có tương tự hoặc gây nhầm lẫn, quý khách hàng sẽ được biết để nhanh chóng thay đổi theo quy định. Ngoài ra, trong quá trình tư vấn, chúng tôi sẽ cung cấp những ngành, nghề kinh doanh phù hợp nhất, cần thiết nhất với mong muốn mà khách hàng đưa ra.

Sau quá trình tư vấn ban đầu, Luật Dương Gia sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ nhanh chóng kể từ thời điểm quý khách hàng cung cấp đủ thông tin. Việc nộp hồ sơ cũng như nhận kết quả chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng thực hiện. Đảm bảo thời gian nhanh chóng nhất, hạn chế thời gian đi lại nhất cho khách hàng.

Để có thể nhận dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng của Luật Dương Gia, quý khách hàng có thể liên hệ ngay qua những cách thức sau:

Đầu tiên, liên hệ ngay qua fanpage Luật Dương Gia Đà Nẵng hoặc Luật sư Đà Nẵng để trao đổi ban đầu cũng như đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại.

Thứ hai, quý khách hàng có thể gọi ngay vào số 0236.7300.899 hoặc kích vào ngay đường link Đặt lịch hẹn tư vấn để đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Luật Dương Gia không chỉ hỗ trợ bạn trong việc tư vấn và soạn hồ sơ, sau thời điểm bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn con dấu công ty cũng như những dịch vụ về chữ ký số và hóa đơn điện tử. Đảm bảo cho quý khách tham gia vào thị trường kinh doanh một cách vững vàng và tự tin nhất.

Với kim chỉ nam hoạt động “Nhanh chóng – Hiệu quả”, Luật Dương Gia hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đà Nẵng nói riêng và những tỉnh, thành phố khác trên cả nước nói chung.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon