Nguyên nhân và điều kiện áp dụng nguyên tắc cơ bản vào việc giải quyết các vụ việc dân sự

nguyen-nhan-va-dieu-kien-ap-dung-nguyen-tac-co-ban-vao-viec-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su

Nhìn chung, BLDS năm 2015 đã có những điểm đổi mới trong quy định về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự so với BLDS năm 2005. Theo đó đã sửa đổi, loại bỏ nhiều quy định không còn phù hợp và kịp thời bổ sung nhiều nội dung mới. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Nguyên nhân và điều kiện áp dụng nguyên tắc cơ bản vào việc giải quyết các vụ việc dân sự trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Hiến pháp;

1. Những sửa đổi, bổ sung về nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Thứ nhất, BLDS năm 2015 đã khái quát, lược bỏ những quy định không còn phù hợp được xem là nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Ví dụ như: điều 13, BLDS năm 2005 quy định về các căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đã được đưa ra khỏi phần nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự mà được dịch chuyển đến quy định về quyền sở hữu, nghĩa vụ hiện tại như điều 221, BDLS năm 2015 hay điều 275, BLDS năm 2015.

Thứ hai, BLDS năm 2015 đã điều chỉnh nội dung khiên các quy định về nguyên tắc cơ bản trở nên phù hợp hơn.

Bên cạnh việc lược bỏ đi những quy định không thực sự phù hợp với vai trò là nguyên tắc cơ bản, BLDS năm 2015 đã bổ sung một số quy định phù hợp hơn, như: Trước đây, điều 4, BDLS năm 2005 quy định theo hướng “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”, ngày nay điều 3, BLDS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc theo đó: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Theo quy định mới, không chỉ việc xác lập quyền dân sự mà cả quá trình thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự các bên chủ thể tham gia hợp đồng đều được dựa trên sự tự do, tự nguyện, thoả thuận hợp pháp. Quy định này phần nào đã đảm bảo được sự tự do ý chí, tự nguyện của các bên chủ thể có thể được đảm bảo tiến hành ở bất kỳ giai đoạn nào của quan hệ pháp luật dân sự.

2. Nguyên nhân và điều kiện áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vào việc giải quyết các vụ việc dân sự

Về nguyên nhân áp dụng nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ án dân sự: Hiến pháp năm 2013 đã quy định ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Điều 2 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, theo đó, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, dù các nhà làm luật có làm tốt đến đâu cũng không thể quy định hết các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống hằng ngày. Do đó sẽ có trường hợp vụ việc phát sinh nhưng các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định, cũng không có tập quán và không có quy định pháp luật dân sự tương tự dùng để giải quyết vụ việc trên. Để đảm bảo được trật tự các quan hệ xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự trong thời gian chờ hoàn thiện quy định pháp luật cần có công cụ để Toà án, chủ thể có thẩm quyền có thể tiếp nhận và giải quyết được vụ việc.

Về chủ thể được áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ việc dân sự: BLDS 2015 quy định cá nhân, pháp nhân có thể tự bảo vệ quyền dân sự hoặc bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, BLDS 2015 quy định: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.” (khoản 2 Điều 14). Để bảo đảm sự tương thích với quy định nêu trên của BLDS 2015, khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 cũng quy định: 

“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. 

 Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. 

 Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định”.

Như vậy, với quy định của BLDS 2015 và BLTTDS 2015 thì Tòa án thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Về điều kiện và trình tự áp dụng nguyên tắc cơ bản pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ việc dân sự:

BLTTDS 2015 cũng quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng tại Mục 3 Chương III gồm 3 điều (từ Điều 43 đến Điều 45). Theo đó: (1) Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của BLTTDS 2015; (2) Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng theo thủ tục chung; (3) Khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng Tòa án căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết.

Theo Điều 45 BLTTDS 2015, việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo thứ tự sau: (1) Áp dụng tập quán; (2) Áp dụng tương tự pháp luật; (3) Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.Việc áp dụng tập quán, tương tự pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc dân sự khi không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh sẽ được đề cập đến trong các chuyên đề khác của tài liệu hội thảo. Đối với việc áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ việc trên thực tế chỉ được thực hiện khi:

3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự

Về điều kiện áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự vào giải quyết các vụ việc dân sự

Thứ nhất, có tranh chấp hoặc có yêu cầu về vụ việc dân sự sự cần giải quyết. Toà án cần đảm bảo rằng quan hệ xã hội đanh cần giải quyết là quan hệ xã hội do pháp luật dân sự điều chỉnh. Những quan hệ này có thể là những quan hệ nhân thân hoặc tài sản được “hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)” (điều 1, BLDS năm 2015). Ví dụ như: Quan hệ phát sinh từ hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…

Thứ hai, Toà không thể áp dụng tập quán do không có tập quán để giải quyết vụ việc dân sự: Điều kiện này đồng nghĩa với việc khi vụ việc dân sự phát sinh yêu cầu giải quyết các bên đã không có thoả thuận nội dung nhằm giải quyết vụ án, Toà án cũng không thể áp dụng các quy định pháp luật dân sự do quy định pháp luật về nội dung này còn thiếu; Theo quy định của pháp luật hiện hành, Toà án cũng chỉ có thể áp dụng nguyên tắc cơ bản khi không áp dụng được tập quán hoặc quy định pháp luật dân sự tương tự để giải quyết vụ án. Thực tế cho thấy, tập quán và tương tự pháp luật dân sự sẽ có những nội dung điều chỉnh sát với nội dung quan hệ pháp luật dân sự đang cần giải quyết hơn các nguyên tắc cơ bản. Nội dung của các nguyên tắc cơ bản bao quát nhưng cũng rất khái quát không cụ thể chi tiết, do đó nguyên tắc cơ bản chỉ được áp dụng sau khi các công cụ trên không đảm bảo, không có để Toà án có thể sử dụng.

Thứ ba, nội dung của các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự phù hợp để áp dụng giải quyết vụ việc dân sự. Mặc dù nguyên tắc cơ bản mang tính khái quát cao nhưng việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản cũng cần đảm bảo tính khả thi và sự phù hợp. Nguyên tắc cơ bản chỉ có thể điều chỉnh những nội dung quan hệ pháp luật dân sự mà Toà án có thể viện dẫn để giải quyết.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon