Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần

dich-vu-dang-ky-cong-ty-co-phan

Nhu cầu khởi nghiệp, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp ngày càng lớn. Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc, nghiên cứu, đánh giá để có thể phát triển, thành công. Ngay những bước đầu, việc thành lập công ty có loại hình, ngành nghề, mức vốn điều lệ phù hợp, thủ tục đăng ký nhanh chóng, chính xác, đúng quy định là rất quan trọng.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.

Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, với đội ngũ cố vấn cao cấp, luật sư, chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm, luôn tận tình hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ dịch vụ theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn thành lập công ty

– Tiếp nhận thông tin về nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với việc thành lập doanh nghiệp.

– Tư vấn ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Từ đó, tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý có liên quan để khách hàng có được phương án lựa chọn tối ưu.

– Sau khi thống nhất phương án, khách hàng chỉ cần cung cấp tài liệu duy nhất là CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của các cổ đông, người đại diện theo pháp luật.

– Thông tin về tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần

Căn cứ các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần (Theo mẫu Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021TT-BKHĐT).

Điều lệ công ty cổ phần.

Danh sách cổ đông sáng lập (Theo mẫu Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021TT-BKHĐT).

Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông.

Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.

Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức.

Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Dương Gia thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thủ tục như đã nêu có thể nhiều và phức tạp, tuy nhiên khách hàng cũng không cần phải lo lắng vì vấn đề này. Bởi lẽ, toàn bộ hồ sơ nêu trên do Luật sư công ty luật TNHH Dương Gia soạn thảo và cung cấp.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc.

Việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được Công ty luật Dương Gia thực hiện bằng phương thức nộp hồ sơ điện tử, đảm bảo việc tiện lợi, nhanh chóng và linh hoạt.

Bước 4: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Việt An sẽ tiến hành làm dấu

Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp không cần phải công bố mẫu con dấu trước khi sử dụng con dấu. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu chỉ bắt buộc thể hiện những thông tin sau đây:

Tên doanh nghiệp;

Mã số doanh nghiệp.

Bước 5: Các cổ đông công ty thực hiện góp vốn điều lệ

Các cổ đông công ty góp đủ vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Việc góp vốn khi thành lập công ty cổ phần hoàn toàn được thực hiện bằng tiền mặt (trừ khi cổ đông góp vốn là tổ chức thì bắt buộc thực hiện việc góp vốn thông qua hình thức chuyển khoản).

Bước 6: Hoàn thiện các thủ tục sau thành lập công ty cổ phần

Để việc thành lập công ty được hoàn thiện, việc kinh doanh được thuận lợi, đúng quy định pháp luật. Công ty luật Dương Gia sẽ tiếp tục tư vấn, hỗ trợ khách hàng những thủ tục có liên quan như:

Mở tài khoản ngân hàng của công ty;

Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng internet;

Làm biển và treo biển công ty tại trụ sở chính;

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;

Ưu điểm của công ty cổ phần

Thứ nhất, một trong những ưu điểm lớn nhất của Công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn. Theo đó, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp. Do đó, mức độ rủi ro của các cổ đông được giảm thiểu tối đa.

Thứ hai, Công ty cổ phần được phép hoạt động trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, về cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty với nhiều mức góp vốn khác nhau.

Thứ tư, khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao. Thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu. Đây cũng là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

Thêm vào đó, việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng. Do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng. Ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần. (Đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

Cuối cùng, về cơ cấu tổ chức cũng như các quy định về nội bộ, hoạt động của Công ty cổ phần cũng rất rõ ràng, minh bạch, các cổ đông dù lớn hay nhỏ đều có các quyền, lợi ích hợp pháp cụ thể.

Nhược điểm của công ty cổ phần

Cũng chính vì quy định rõ ràng, cụ thể, cơ chế quản lý, điều hành chặt chẽ, nên Công ty cổ phần cũng có nhược điểm là việc quản lý và điều hành tương đối phức tạp.

Ngoài ra, Do số lượng các cổ đông không giới hạn. Có nhiều người không hề quen biết nhau. Và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích nên nếu không cân đối, hài hòa được lợi ích giữa các cổ đông sẽ rất khó để đồng thuận trong chiến lược kinh doanh cũng như những vấn đề có liên quan đến công ty.

Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính cũng phần nào bị hạn chế. Do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

Trên đây là toàn bộ quá trình tư vấn, hỗ trợ thành lập Công ty cổ phần, các thủ tục pháp lý có liên quan và ưu, nhược điểm của Công ty cổ phần. Trường hợp cần hỗ trợ dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Dương Gia.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon