Đồng phạm là gì? Các loại đồng phạm

dong-pham-la-gi-cac-loai-dong-pham

Ngày nay, tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm của xã hội không những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà còn thuộc tính khách quan, tất yếu và còn thể hiện bản chất xã hội – pháp lý của từng hành vi phạm tội cụ thể. Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra hoặc nguy hại nhằm đe doạ những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Bộ Luật hình sự bảo vệ.

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đồng phạm

1.1. Cơ sở lý luận:

Hiện nay, những vấn đề lý luận trong loại đồng phạm trong Bộ luật hình sự ở Việt Nam, so với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới. Vẫn còn nhiều vướng mắt trong thực tiến áp dụng và tồn tại. Trên cơ sở này, ta đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn để nâng cao  hiệu quả đấu tranh phòng chống hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng.

1.2.Cơ sở thực tiễn:

Thực tiễn áp dụng vào các bản án của Toà án nhân dân thành phố và một số địa bản trên toàn quốc về vấn đề đồng phạm, đưa ra nhận xét, đánh giá.

2. Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là từ ngữ được biết đến tương đối trong các văn bản luật cũng như thuật ngữ điều tra xem xét, xét xử.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 17 Bộ luật hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung 2017), đồng phạm.

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Về mặt khách quan: có sự tham gia cùng hai người trở lên những người này điều có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, những người này phải cùng chung hành động; giữa hành vi phạm tội của mỗi người có mối quan hệ nhân quả.

Về mặt chủ quan: lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý.

Theo đó, đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên và cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

3. Các hình thức đồng phạm

3.1. Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan đồng phạm được chia thành đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước.

Đồng phạm không có thông mưu trước là không có bất kì sự thỏa thuận hay bàn bạc trước giữa những người tham gia về tội phạm cùng thực hiện.

Những người đồng phạm không có sự bàn bạc trước với nhau về kế hoạch thực hiện tội phạm đồng thời giữa những người đồng phạm không có sự phân công vai trò như tổ chức.

Đồng phạm có thông mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó đã có sự thỏa thuận và bàn bạc từ trước giữa các bên những người đồng phạm về tội phạm cùng thực hiện. Do  có  sự thoả thuận tính toán kỹ càng từ trước nên những người đồng phạm có mối quan hệ chặt chẽ, trong việc tham gia làm thủ tục chung.

Tóm lại, đồng phạm có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình thức đồng phạm có thông mưu trước.

3.2. Căn cứ vào dấu hiệu khách quan đồng phạm được chia thành hai loại đồng phạm đơn giản và đồng phạm phức tạp.

Đồng phạm đơn giản: là hình thức đồng phạm có những người trong đó cùng tham gia thực hiện tội phạm, điều có vai trò là người thực hành. Mỗi người đồng phạm điều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.

Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân chia vai trò của người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó còn có một số người đóng vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người khác như người xúi giục, người chủ mưu và người giúp sức.

3.3. Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan đồng phạm được phân thành đồng phạm có tổ chức

Phạm tội có tổ chức: có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm.

Đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự cấu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò nhiệm vụ cụ thể với nhau, có sự tính toán chu đáo cẩn thận, kỹ càng trong việc tham gia thực hiện tội phạm.

4. Các loại hình tội phạm

Chủ thể tội phạm là những người có lỗi, trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Do đó có thể nói, chủ thể phạm tội là những người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có năng lực chịu  trách nhiện hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Một số tội phạm còn phải đòi hỏi phải có dấu hiệu chịu chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu này chỉ áp  dụng cho người thực hành.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung 2017), đồng phạm.

“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Như vậy, người đồng phạm là người thoả mãn các dấu hiệu chủ thể của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý cùng với người khác.

Để phân biệt những loại người đồng phạm là vai trò tính chất tham gia của họ vào việc tực hiện tội phạm, trên cơ sở này đã quy định được những người đồng phạm là người thực hành, người  xúi giục, người giúp sức, người chủ mưu.

4.1 Người thực hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung 2017), “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.”

Như vậy, người thực hành có thể không phải là người chịu trách nhiệm chính trong vụ án đồng phạm, nhưng người thực hành luôn là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì hành vi của người thực hành được coi là có vị trí trung tâm, trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác phụ thuộc vào hành vi của người thực hành; đồng thời, nếu không có người thực hành, thì thủ đoạn phạm tội của người tổ chức có nham hiểm đến đâu, tội phạm cũng chỉ có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, hậu quả tội phạm chưa xảy ra.

Trong đồng phạm, đối với một số tội phạm mà BLHS đòi hỏi chủ thể đặc biệt thì chỉ có người thực hành mới phải thoả mãn dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.

Người thực hành thì có ở tất cả các vụ án có đồng phạm. Hành vi phạm tội của người thực hành giữ vai trò trung tâm trong một vụ án có đồng phạm.

Xét về mặt chủ quan thì sựcố ý của người tổ chức và người thực hành trong đồng phạm đều có đặc điểm: Họ đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi phạm tội đó thực hiện ra. Họ đều nhận thức đươc hậu quả của tội phạm chung và mong muốn cho hậu quả ấy xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp thì người thực hành có thể thực hiện hành vi đó dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp khi người này để mặc cho hậu quả của tội phạm xảy ra; nếu người tổ chức luôn tự mình thực hiện hành vi phạm tội bằng cách cầm đầu và chỉ huy đồng bọn thực hiện tội phạm thì người thực hành có thể tự thực hiện tội phạm hoặc có thể đóng vai trò là người thực hành khi sử dụng hoặc lợi dụng người khác phạm tội.

4.2 Người tổ chức

Khái niệm người tổ chức:

” Người tổ chức trong đồng phạm là người đồng phạm thỏa mãn các dâú hiêụ của người tổchức thực hiện tội phạm. Người tổ chức thực hiện tội phạm là người thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy”.

Người chủ mưu đươc̣hiểu là người đứng ra cầm đầu , điều khiển hoạt động của tổchức (băng, ổ, nhóm tổ chức) nhưng cũng có thể không tham gia tổ chức.

Người cầm đầu được hiểu là người đứng đầu các băng, ổ, nhóm (tổ chức) phạm tội hoặc tham gia vào việcc soạn thảo kế hoạch, phương hướng hoạt động chính của tổ chức. Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, người cầm đầu phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn , đồng thời đôn đốc, chỉ huy, điều khiển hoạt động của tổ chức và đối với từng thành viên trong tổ chức mà ho và đồng bọn tham gia.

Người chỉ huy được hiểu là người trực tiếp giữ vai trò điều khiển công việc thực hiện tội phạm trong tổ chức mà ho và đồng bọn tham gia . Người chỉ huy giữ vai trò đôn đốc và chỉ huy đồng bọn theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch mà tổ chức đã vạch ra , có thể chỉ huy từ xa hay chỉ huy tại chỗ. Trong trường hợp là chỉ huy tại chỗ thì người chỉ huy đồng thời là người thực hành.

*Đặc điểm cơ bản người tổ chức:

Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra là những hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội và được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội.

Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra một hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội, đó có thể là thiệt hại về vật chất, về tinh thần, thậm chí thiệt hại về chính trị

Hành vi phạm tội của người tổ chức luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Sự cố ý của người tổ chức xét về mặt chủ quan có những dấu hiệu sau:

Nhận thức được hành vi phạm tội do mình thực hiện là rất nguy hiểm, thậm chí đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Các hành vi đó có thể là thành lập băng, nhóm, tổ chức tội phạm; tập hợp, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào tổ chức tội phạm do mình thành lập; và điều khiển hoạt động phạm tội của đồng bọn, cũng như việc tổchức thực hiệnmột tội phạm cụ thể.

Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của đồgg bọn phạm tội do mìnhh trực tiếp cầm đầu điều khiển chỉ huy.

Nhận thức được hậu quả phạm tội chung mà cả tổ chức đã thống nhất thực hiện và mong muốn hậu quả đó mà xảy ra trong thực tế để đạt đượcc mục đích phạm tội của tổ chức.

Hành vi phạm tội của người tổ chức có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội phạm do chính người tổ chức gây ra.

4.3 Người xúi giục

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung 2017), “Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.”

Xúi giục là hành vi được hiểu là tác động lên tư tưởng người khác, nhằm xuất hiện ý định phạm tội. Hành vi xúi  giục người khác phạm tội được thể hiện rất đa dạng thông qua như: kích động, lừa phỉnh, đe dọi, mua chuột,… Tóm lại hành vi xúi giục người khác thực hiện qua hai hình thức là hình thức bắt buộc và hình thức thuyết phục.

Hình thức thuyết phục: dùng những lời lẽ ngọt nào để dụ dỗ, vật chất để người khác tin theo và thực hiện hành vi phạm tội.

Hình thức ép buộc: dùng vũ lực để đe dọi, buộc người khác làm theo ý mình mà họ không muốn. Hành vi ép buộc đó có thể bằng lời nói hoặc bằng những thủ đoạn nguy  hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự.  

Như vậy, người xúi giục tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội.

Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm có được thực hiện thông qua người khác. Do vậy, có thể gọi người xúi giục là tác giả tinh thần của tội phạm. Nhưng người xúi giục cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng cũng có thể không. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh. Trong vụ án cụ thể, việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là cần thiết, một mặt để xác định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi giục, đưa người này đến chỗ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục, tuy có bị thúc đẩy nhưng đã tự ý mình phạm tội.

Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc hô hào không hướng tới một số người xác định không phải là hành vi xúi giục.

4.4 Người giúp sức

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự 2015  (sửa đổi bổ sung 2017), đồng phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Căn cứ vào những dấu hiệu  khách quan thì giúp sức được chia thành hai loại: Giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.

  • Giúp sức về tinh thần: những hành vi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm, hứa hẹn che dấu tội phạm, che giấu các công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian hoặc tiêu thụ các vật chứng liên quan về vấn đề phạm tội.
  • Giúp sức về vật chất: cung cấp phương tiên, công cụ, khắc phục những trở ngại để người khác thực hiện tội phạm dễ dàng, thuận lợi.

Công cụ phạm tội là những vật dụng phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào các đối tượng

Phương tiện là những vật thể không trực tiếp tác động vào các đối tượng nhưng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm.

Xét về mặt chủ quan:  Người giúp sức nhận thức được mối nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện do mình giúp sức. Thấy được hậu  quả phạm tội mong muốn và chấp nhận cho hậu quả đó  xảy ra.

Như vậy, thông thường hành vi giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động nhưng cũng có thể có trường hợp dưới dạng không hành động. Đó có thể là trường hợp của những người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm của người trực tiếp thực hiện tội phạm, tạo điều kiện cho người đó có thể thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm được đến cùng.

Tóm lại, đồng phạm là một chế định phức tạp trong Bộ luật hình sự không chỉ đối với Bộ luật hình sự nước ta , mà đối với cả Bộ luật hình sự các nước trên thế giới. Liên quan đến chế điṇh đồng phạm có nhiều vấn đề còn đang tranh luận trong giới các nhà nghiên cứu khoa hoc̣ Bộ luật hình sự cũng như các nhà hoạt động thưc̣ tiễn trong vực này . Một trong các vấn đề đó có vấn đề người tổ chức trong đồng phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Cho đến nay, người tổ chức trong đồng phạm vẫn chưa được luật pháp xử phạt thoả đáng, mặc dù đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong chế định đòng phạm và là vấn đề có ý nghĩ vô cùng lớn đối với việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thực hiện bởi những người đồng phạm.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon