Trong công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhiều chính sách, chương trình hành động đã được thực hiện… nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi xã hội. Tuy nhiên, ma túy và tệ nạn ma túy vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và liên tục ở mức báo động, gây nên bao hiểm họa cho quốc gia, dân tộc. Bộ luật hình sự hiện hành và những văn bản pháp luật có liên quan đã có những quy định chi tiết về các loại tội phạm ma túy và hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội phạm này. Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích về tội tổ chức sử dụng trái phép và tội mua bán trái phép chất ma túy, từ đó làm cơ sở để phân biệt về hai loại tội phạm này.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015).
– Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an.
– Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP.
1. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi cố ý của chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định thực hiện hành vi chỉ huy. phân công điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác hoặc chỉ huy phân công điều hành việc chuẩn bị địa điểm tìm người sử dụng trái phép chất ma túy, cung cấp chất ma túy, phương tiện dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm 4 yếu tố khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại trong một thể thống nhất:
– Mặt khách thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
+ Khách thể trực tiếp của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước về việc sử dụng các chất ma túy. Ngoài ra, hành vi phạm tội còn xâm hại đến các quan hệ xã hội khác như tính mạng, sức khỏe của con người, đồng thời còn làm gia tăng tệ nạn nghiên hút ma túy, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
+ Đối tượng tác động của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là các chất ma túy và các phương tiện, vật dụng phục vụ cho việc sử dụng trái phép chất ma túy.
– Mặt khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
Hành vi khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể bao gồm một trong các hành vi sau đây:
– Chỉ huy phân công điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
– Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy, thông qua các hành vi sau:
+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị cung cấp chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào như mua, xin, tàng trữ, sản xuất, nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc cung cấp chất ma túy (trừ hành vi bản trái phép chất ma túy) dưới bất kỳ hình thức nào cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý;
+ Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm) thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
– Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác.
– Chỉ huy, phân công, điều hành việc tìm người sử dụng chất ma túy để người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể họ.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là những thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ, trong đó khách thể trực tiếp bị gây thiệt hại là chế độ quản lý Nhà nước về chất ma túy, là trật tự an toàn xã hội, ngoài ra còn có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của chính người sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, hậu quả nói trên không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi như phân tích trên.
– Mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy:
+ Lỗi: Lỗi của người phạm tội luôn là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm thấy rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và bị pháp luật cấm thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đỏ và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. + Mục đích của người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là nhằm đưa chất ma túy một cách trái phép vào cơ thể người khác. Nếu không chứng minh được mục đích của người phạm tội là nhằm đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác thì không phải là phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, mục đích nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
+ Động cơ phạm tội của người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy rất đa dạng nhưng chủ yếu là vì vụ lợi.
– Mặt chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: Chủ thể của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255 BLHS năm 2015 là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS.
2. Tội mua bán trái phép chất ma túy
Tội mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi mua, bán, trao đổi thanh toán trái phép chất ma túy, tổ chức, xúi giục, giúp sức thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi không phụ thuộc vào nguồn gốc ma tủy do đâu mà có do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện bằng lỗi cố ý.
Về mặt cấu trúc, tội mua bán trái phép chất ma túy bao gồm bốn yếu tố: Khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm.
– Mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy. Nhà nước phải độc quyền quản lý các chất ma túy vì việc vi phạm chế độ quản lí ma túy của nhà nước sẽ dẫn đến việc đe dọa trật tự an toàn công cộng, suy giảm sức khỏe con người…
Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy.
– Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. BLHS năm 2015 quy định tội mua bán trái phép chất ma túy trong một điều luật độc lập nhưng không mô tả cụ thể hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Theo quy định tại mục 3.3 phần II Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an thì “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Xin chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán … lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
+ Tàng trữ chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Vận chuyển chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua g bán trái phép chất ma túy.
Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan đã nêu trên.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi: Người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội phải nhận thức được rõ đối tượng mua bán là chất ma túy. Theo quy định thông tư liên tịch Số 08/2015/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 11 năm 2015 thì trong trường hợp người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy ý thức rằng chất đó là ma túy, qua giám định không phải chất ma túy thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015.
Trường hợp người phạm tội biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.
+ Mục đích của tội phạm: Hành vi bán luôn chứa đựng mục đích bán, hành vi mua nhằm bán hoặc trao đổi thanh toán nhằm mục đích bán… Như vậy mục đích luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
– Mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định.
+ Người từ 16 tuổi luôn phải chịu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy.
+ Đối chiếu theo quy định tại Điều 9, khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 với quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS năm 2015.
3. Phân biệt tội tổ chức sử dụng phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy | Tội mua bán trái phép chất ma túy | |
Cơ sở pháp lý | Điều 255 BLHS năm 2015 | Điều 251 BLHS năm 2015 |
Mặt khách thể của tội phạm | Xâm phạm chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy | |
Hành vi khách quan | Hành vi khách quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể bao gồm một trong các hành vi sau đây:
– Chỉ huy phân công điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; – Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy, thông qua các hành vi sau: + Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị cung cấp chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào như mua, xin, tàng trữ, sản xuất, nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; + Chỉ huy, phân công, điều hành việc cung cấp chất ma túy (trừ hành vi bản trái phép chất ma túy) dưới bất kỳ hình thức nào cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý; + Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm) thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; – Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác. – Chỉ huy, phân công, điều hành việc tìm người sử dụng chất ma túy để người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể họ. |
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Theo quy định tại mục 3.3 phần II Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an thì “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: + Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác; + Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; + Xin chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác; + Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); + Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán … lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác; + Tàng trữ chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác; + Vận chuyển chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác. |
Mục đích của tội phạm | Mục đích của người thực hiện hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là nhằm đưa chất ma túy một cách trái phép vào cơ thể người khác. | Hành vi bán luôn chứa đựng mục đích bán, hành vi mua nhằm bán hoặc trao đổi thanh toán nhằm mục đích bán… Như vậy mục đích bán luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. |
Chủ thể của tội phạm | Người từ 16 tuổi luôn phải chịu trách nhiệm về tội tổ chức sử dụng trái phép và tội mua bán trái phép chất ma túy.
+ Đối chiếu theo quy định tại Điều 9, khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 với quy định tại Điều 255, Điều 251 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 255 và tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS năm 2015. |
Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về tội tổ chức sử dụng trái phép và tội mua bán trái phép chất ma túy, làm cơ sở để phân biệt hai loại tội phạm này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006586 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.