Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ, việc về bạo lực gia đình

giai-phap-nang-cao-hieu-qua-giai-quyet-cac-vu-viec-ve-bao-luc-gia-dinh

Từ những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ, việc về bạo lực gia đình, chúng tôi cho rằng để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc về bảo lực gia đình, cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt phải chú trọng đến việc hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để áp dụng pháp luật một cách thống nhất.

1. Xem xét sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Để đảm bảo phù hợp với thực tiễn bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Theo quan điểm của chúng tôi nên sửa đổi Điều 20, Điều 21 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng loại bỏ điều kiện: Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc là một điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.

2. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan

Quy định rõ trách nhiệm của người giám sát việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc để xác định tính chịu trách nhiệm của người giám sát khi để cho hành vi bạo lực tái diễn trong thời gian thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc.

Như chúng tôi đã phân tích trong nội dung trên, khi giải quyết các vụ, việc về bạo lực gia đình, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc nhưng không có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện biện pháp này thì việc giải quyết các vụ, việc bạo lực gia đình không hiệu quả. Vì thế, phải quy định rõ trách nhiệm của người giám sát, để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.

3. Hướng dẫn cụ thể, chi tiết về yếu tố lỗi

Cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc xem xét yếu tố lỗi khi giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng ly hôn. Hiện nay theo Thông tư số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/1/2016, hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ, giải thích áp dụng yếu tố lỗi vẫn mang tính chung chung, chưa rõ ràng cụ thể.

Vì thế, xem xét yếu tố lỗi của người có hành vi bạo lực gia đình để chia tải sản chung có lợi hơn cho nạn nhân chưa được áp dụng hiệu quả trong thực tế chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà một trong hai bên vợ, chồng là người có lỗi dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Nên xem xét và quy định vấn đề ly thân trong Luật Hôn nhân và gia đình và bổ sung ly thân là một căn cứ để giải quyết cho vợ, chồng ly hôn. Như chúng tôi đã phân tích trong nội dung trên. Trong một số trường hợp khi một bên vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình, việc họ lựa chọn giải pháp ly thân cũng là cách thức để mỗi bên tự nhìn lại, tự kìm chế cơn nóng giận để dung hoà mọi việc.

Khi pháp luật không quy định về ly thân, vợ chồng vẫn có thể lựa chọn ly thân nhưng điều này cũng dẫn đến những rủi ro nhất định đối với bên vợ, chồng như một bên bỏ mặc không có nghĩa vụ với con chung, thực hiện hành vi tẩu tán tài sản… Do đó, nếu pháp luật quy định rõ về ly thân sẽ có căn pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên vợ chồng khi họ lựa chọn ly thân như một giải pháp để tạm thời giải quyết những mâu thuân. Bên cạnh đó, việc dự liệu ly thân như một căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hôn, sẽ giúp bên vợ, chồng là nạn nhân tránh được những căng thẳng và khủng khoảng trong quá trình giải quyết ly hôn.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Ngoài ra, để bảo đảm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ, việc về bạo lực gia đình cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác hoà giải, đội ngũ công an viên ở cơ sở với phương châm cơ sở luôn là đội ngũ trực chiến, sẵn sằng phản ứng nhanh để giải quyết kịp thời các vụ, việc về bạo lực gia đình nhằm phòng ngừa, hạn chế hậu quả đối với nạn nhân bạo lực gia đình.

Tiếp tục triển khai thành lập Toà gia đình và người chưa thành niên, đạo tào và bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà gia đình và người chưa thành niên, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết các vụ việc về bạo lực gia đình thuộc thẩm quyền của Toà án.

Chú trọng công tác hoà giải tiền tố tụng, nhất là đối với các vụ việc có liên quan đến bạo lực gia đình để áp dụng pháp luật hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nạn nhân bạo lực gia đình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Luật Hình sự
  2. Luật Hôn nhân và gia đình năm
  3. Luật Hoà giải và đối thoại tại Toà án năm
  4. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm
  5. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEM ), “Tiếp cận tư pháp hình sự của phụ nữ bị bạo lực ở Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu nhận thức của phụ nữ về công lý.
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon