Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi công chứng, việc nắm vững kiến thức chuyên môn và làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm là yếu tố then chốt để đạt được kết quả cao. Để hỗ trợ các ứng viên trong việc ôn luyện, chúng tôi đã tổng hợp và xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chứng phần 8, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và củng cố kiến thức một cách có hệ thống và hiệu quả nhất. Bộ câu hỏi bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến pháp luật, quy định và nghiệp vụ công chứng, bám sát nội dung thi thực tế. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi sắp tới.
Luật Dương gia rất mong các bạn có thể tham khảo và áp dụng được trong kỳ thi. Chúc các bạn ôn tập đạt kết quả cao.
(Lưu ý: Câu hỏi chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là dạng đề thi
Vui lòng không đánh giá chất lượng tài liệu)
Câu 1: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi thẻ công chứng viên là:
A: Bộ Tư pháp;
B: Cục bổ trợ tư pháp;
C: Sở Tư pháp;
D: Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
(Đáp án C)
Câu 2: Ông A chết có để di chúc để lại toàn bộ tài sản là sổ tiết kiệm riêng cho con gái. Tại thời điểm yêu cầu công chứng thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế có phát sinh thêm vợ ông A là người được hưởng di sản theo Điều 644 BLDS 2015. Xác định văn bản cần lập là:
A: Văn bản khai nhận di sản;
B: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
C: Văn bản thỏa thuận thừa kế;
D: Văn bản cử người quản lý di sản.
(Đáp án A)
Câu 3: Di chúc miệng được xác định là hợp pháp khi:
A: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất một người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
B: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
C: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
D: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất ba người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
(Đáp án C)
Câu 4: Công chứng viên thực hiện thủ tục xác minh khi nào:
A: Trong tất cả các hợp đồng, giao dịch công chứng;
B: Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
C: Khi công chứng viên thấy cần thiết;
D: Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng hoặc khi công chứng viên thấy cần thiết;
(Đáp án B)
Câu 5: Đâu là một trong những điều kiện để người tập sự được công nhận hoàn thành tập sự:
A: Người tập sự có đủ điều kiện tập sự và không thuộc các trường hợp không được đăng ký tập sự;
B: Công chứng viên hướng dẫn tập sự đủ điều kiện hướng dẫn tập sự;
C: Người tập sự hoàn thành thời gian tập sự; có Báo cáo kết quả tập sự nộp đúng thời hạn, đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BTP và biểu mẫu kèm theo; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác của người tập sự;
D: Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A)
* Dữ liệu chung, sử dụng cho câu hỏi từ 6 đến 9: Chị Liên và anh Bình đã lấy nhau được 05 năm nhưng chưa có con. Theo lời khuyên của bác sỹ bệnh viện Chợ Rẫy, anh Bình và chị Liên có thể tìm người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Sau khi tìm kiếm, anh Bình và Liên đã tìm được chị Hoa đồng ý giúp mang thai hộ.
Câu 6: Chị Hoa được giúp chị Liên mang thai hộ khi::
A: Chị Hoa là con nuôi của cha, mẹ chị Liên;
B: Chị Hoa là con dâu của bác ruột chị Liên;
C: Chị Hoa là cháu ruột của mẹ chị Liên;
D: Chị Hoa thuộc một trong các trường hợp trên đều phù hợp.
(Đáp án C)
Câu 7: Cơ sở y tế nào sau đây đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
A: Bệnh viện Chợ Rẫy;
B: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội;
C: Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh;
D: Bệnh viện Phụ sản Huế.
(Đáp án C)
Câu 8: Các bên thỏa thuận một số nội dung để đề nghị ghi nhận trong Văn bản. Nội dung nào sau đây phù hợp:
A: Bên cạnh các chi phí y tế cho việc mang thai, chị Hoa sẽ được nhận thêm 20 triệu/tháng trong suốt thời gian mang thai, đây được coi là chi phí để hỗ trợ chị Hoa trong thời gian không được đi làm.
B: Nếu chị Hoa không giao con cho anh Bình và chị Liên thì sẽ phải bồi thường 10 tỷ đồng;
C: Trường hợp anh Bình và chị Liên không nhận con thì sẽ có nghĩa vụ chu cấp tiền nuôi bé đến năm 18 tuổi.
D: A và B đều có thể ghi nhận.
(Đáp án D)
Câu 9: Do anh Bình và chị Liên bận công việc nên có mong muốn ủy quyền cho mẹ chị Liên là bà Bông đại diện ký kết. Việc ủy quyền này có được tiếp nhận hay không?
A: Tiếp nhận theo quy định của pháp luật về đại diện;
B: Không tiếp nhận do việc ký kết, thực hiện này thuộc về quyền nhân thân;
C: Tiếp nhận do pháp luật không có quy định cấm;
D: Không tiếp nhận do không bảo đảm được về việc nội dung các thỏa thuận trong văn bản.
(Đáp án D)
Câu 10: Với hành vi: “Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp người ký kết hợp đồng, giao dịch không có hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện” sẽ bị xử phạt như thế nào?
A: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
B: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
C: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm;
D: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm;
(Đáp án C)
Câu 11: Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm:
A: Lập đề án xin thành lập Văn phòng công chứng;
B: Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng;
C: Gửi hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
D: Có thanh tra, kiểm tra về điều kiện trụ sở của Văn phòng công chứng.
(Đáp án B)
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng:
A: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực đối với các bên liên quan;
B: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh;
C: Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
D: Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C)
Câu 13: Đâu là việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng:
A: Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới;
B: Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
C: Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng
D: Tất cả các phương án trên
(Đáp án A)
Câu 14: Đâu không phải là nội dung của khóa bồi dưỡng nghề công chứng:
A: Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên;
B: Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan;
C: Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
D: Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng.
(Đáp án D)
Câu 15: Hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên không luôn bao gồm giấy tờ nào sau đây:
A: Phiếu lý lịch tư pháp;
B: Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
C: Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
D: Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn.
(Đáp án D)
Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng:
A: Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
B: Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
C: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.
D: Tất cả các phương án trên.
(Đáp án A)
Câu 17: Thời gian ngừng tập sự tối đa của người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng là:
A: 12 tháng;
B: 09 tháng;
C: 06 tháng;
D: 03 tháng.
(Đáp án C)
Câu 18: Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nào sau đây là đúng:
A: Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;
B: Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam;
C: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
D: Tất cả các phương án trên.
(Đáp án C)
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng:
A: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
B: Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất;
C: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
D: Tất cả các phương án nêu trên;
(Đáp án C)
Câu 20: Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là:
A: Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề;
B: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề;
C: Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề;
D: Phải thực hiện mua ngay tại thời điểm công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề;
(Đáp án A)
Trên đây là Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chứng viên (Phần 8). Bạn cần thông tin thêm vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.