Chi nhánh có pháp nhân, có được ủy quyền hay không

chi-nhanh-co-phap-nhan-co-duoc-uy-quyen-hay-khong

Việc xác định chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không và quyền hạn của giám đốc chi nhánh trong việc nhận ủy quyền từ công ty mẹ là những vấn đề quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật, chi nhánh không phải là pháp nhân mà là một bộ phận phụ thuộc của công ty mẹ, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty mẹ. Giám đốc chi nhánh, tuy không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, vẫn có thể nhận ủy quyền để thực hiện các công việc cụ thể nếu được công ty mẹ ủy quyền bằng văn bản. Điều này đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý

1. Chi nhánh là gì?

Theo khoản 1, Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của doanh nghiệplà đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

  • Luật không quy định chi nhánh của một doanh nghiệp phải có vốn độc lập, mà vốn là do công ty mẹ cung cấp, chịu trách nhiệm.

Do vậy, việc chi nhánh có hình thức sở hữu vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là: công ty mẹ của chi nhánh này là công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Mặt khác, loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có quyền thành lập chi nhánh, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân…

Do vậy, vấn đề loại hình doanh nghiệp cũng không liên quan gì đến việc tồn tại của chi nhánh.

  • Chi nhánh của đơn vị (công ty) nào cũng đều được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh đó.

Do vậy, để biết chi nhánh thuộc đơn vị nào chỉ cần xem trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của chi nhánh là biết rõ.

2. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

2.1. Thế nào là tư cách pháp nhân?

Để hiểu được thế nào là tư cách pháp nhân, bạn cần hiểu được khái niệm pháp nhân là gì.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó. Trình tự thủ tục thành lập phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của tổ chức.

  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định:
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
  • Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

Vậy để xem xét một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không, thì phải xét đến các đặc điểm của tổ chức đó có đáp ứng được các điều kiện nêu trên hay không.

2.2. Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Dựa theo những quy định pháp luật về chi nhánh có thể khẳng định chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Chi nhánh là một tổ chức được thành lập theo quy trình, trình tự quy đinh tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, nó không có đặc điểm “có tài sản độc lập với pháp nhân khác” cũng như không thể “tự chịu trách nhiệm bằng tài sản” của chính nó.

Bản chất của chi nhánh chỉ được thành lập, nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (một vài) công việc được cho phép tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính.

Đồng thời, tại Khoản 1, 2 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.[…]

Như vậy, theo nội dung quy định trên, chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó.

Vì vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

2.3. Vì sao chi nhánh không có tư cách pháp nhân?

Rõ ràng, công ty, Doanh nghiệp có quyền thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương theo địa giới hành chính ở trong nước và ngoài nước, miễn làm sao theo đúng quy định của pháp luật. Nhưng việc thành lập dù đúng theo yêu cầu không có nghĩa chứng tỏ chi nhánh có tư cách pháp nhân.

Bởi bản chất của chi nhánh chỉ là một đơn vị thuộc trụ sở chính của một doanh nghiệp và chỉ đáp ứng được yêu cầu là được thành lập hợp pháp, có con dấu riêng, có tổ chức của bộ máy đầy đủ. Còn riêng về yếu tố độc lập khi nhắc đến tài sản và chịu trách nhiệm về tài sản đóng góp thì chi nhánh chưa đáp ứng được, tức là chi nhánh có vốn độc lập nhưng nguồn vốn này là do công ty mẹ cung cấp và công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm.

3. Giám đốc chi nhánh có được nhận ủy quyền từ công ty mẹ hay không

Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh của pháp nhân như sau:

– Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

– Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Như vậychi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Theo quy định pháp luật nêu trên chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền và theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân thì:

“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

  1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
  4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”

Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ, được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế. Chi nhánh cũng có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh hạch toán độc lập.

Việc hoạt động độc lập như vậy giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Do nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng nên thành lập chi nhánh là nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp.

3.1. Vậy chi nhánh công ty có được ký kết hợp đồng thay công ty không?

     Như đã phân tích ở trên, Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân nên không thể nhân danh chính mình ký kết hợp đồng với đối tác.

     Tuy nhiên, về mặt kinh doanh, chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Điều này có thể hiểu là, công ty có thể ủy quyền cho chi nhánh trực tiếp ký hợp đồng thương mại với khách hàng và thực hiện nội dung hợp đồng.

       Như vậy, chi nhánh được phép thay mặt công ty ký kết hợp đồng trong trường hợp công ty ủy quyền cho chi nhánh ký kết các hợp đồng đó.

3.2. Ngoài ra, đối với hợp đồng lao động của nhân viên tại Chi nhánh thì người đứng đầu chi nhánh được quyền ký hợp đồng không?

Tại khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền”. Đồng thời tại quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau:

+ Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông.

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

+ Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

+ Tuyển dụng lao động.

Người đứng đầu chi nhánh thường là Giám đốc chi nhánh. Nếu trong Điều lệ công ty quy định Giám đốc công ty được phép uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh ký kết hợp đồng lao động, hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ ngân hàng và tài liệu khác liên quan đến hoạt động của chi nhánh thì Giám đốc chi nhánh có thể thay mặt công ty thực hiện các công việc đó.

Nếu trong Điều lệ công ty không quy định việc uỷ quyền thì Giám đốc công ty có thể uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh thực hiện các quyền thuộc phạm vi quyền hạn của mình theo quy định pháp luật.

Như vậy, Giám đốc chi nhánh được quyền ký kết hợp đồng lao động trong phạm vi được uỷ quyền và nhân danh công ty thực hiện việc ký kết với người lao động.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon