Việc cho vay tiền là hoạt động giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống, góp phần hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh những khoản vay được thanh toán đầy đủ, đúng hạn, vẫn tồn tại không ít trường hợp người vay cố tình chây ỳ, trốn tránh hoặc không có khả năng thanh toán khoản vay.
Điều này dẫn đến thiệt hại cho người cho vay, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Vậy, trong trường hợp người vay không trả nợ, người cho vay cần thực hiện những biện pháp nào để lấy lại tiền đúng luật?
1. Cách thức hợp pháp để thu hồi tiền khi người vay không trả
Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, trong đó, bên cho vay giao một khoản tiền nhất định cho bên vay và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay cũng lãi suất (nếu có) theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai cũng thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình, dẫn đến việc người cho vay phải tìm cách lấy lại tiền của mình.
Tuy nhiên, việc đòi nợ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như đe dọa, sử dụng vũ lực, hay thuê người khác lấy lại tiền,…. Ranh giới giữa đòi nợ hợp pháp và vi phạm pháp luật rất mong manh, do đó, việc hiểu biết pháp luật và cách thức lấy lại tiền hợp lý là vô cùng quan trọng.
Khi giao dịch cho vay tiền được thực hiện hợp pháp, người cho vay hoàn toàn có quyền yêu cầu người vay thanh toán đầy đủ số tiền gốc và lãi còn thiếu.
Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, ưu tiên hàng đầu là khuyến khích hai bên tự nguyện thỏa thuận trên tinh thần thiện chí. Trong giai đoạn này, người cho vay có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Liên hệ trực tiếp: Gặp gỡ người vay để trao đổi cụ thể về khoản vay, cùng nhau tìm kiếm giải pháp thanh toán phù hợp cho cả hai bên.
- Gửi thông báo nhắc nhở: Sử dụng các hình thức thông báo bằng văn bản như email, tin nhắn hoặc thư để nhắc nhở người vay về số tiền nợ và thời hạn thanh toán.
- Thương lượng phương án thanh toán: Trao đổi để thống nhất phương án thanh toán phù hợp cho cả hai bên, bao gồm thời hạn trả nợ, số tiền thanh toán mỗi đợt,…
Nếu người vay cố tình né tránh nghĩa vụ thanh toán, không hợp tác trong việc thương lượng hoặc có dấu hiệu lừa đảo như trốn tránh, di dời khỏi nơi cư trú,… người cho vay có quyền nhờ đến sự can thiệp của cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Ngoài ra, bên cho vay có quyền khởi kiện bên vay ra tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người cho vay tiền có thể khởi kiện bằng cách gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ về việc cho vay tiền đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Lưu ý:
– Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người cho vay tiền có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc (nơi tạm trú hoặc thường trú).
– Một số tài liệu, giấy tờ người cho vay cần phải chuẩn bị cho việc khởi kiện bên cạnh đơn khởi kiện:
- Hợp đồng vay tiền, giấy tờ xác nhận việc cho vay theo quy định của pháp luật, tin nhắn, email xác nhận việc cho vay,…
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… (Bản sao công chứng)
– Các tài liệu, chứng cứ khác,…
2. Hành vi lấy lại tiền trái pháp luật cần tránh
Việc thu hồi khoản vay cần được thực hiện một cách văn minh, hợp lý và tuân thủ pháp luật. Người cho vay cần kiểm soát cảm xúc, không nên sử dụng những biện pháp vi phạm pháp luật để đòi nợ. Hành vi này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, ảnh hưởng đến uy tín và tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật. Có thể kể đến một số hành vi trái pháp luật khi thực hiện đòi nợ thường thấy như:
– Hành hung, đánh đập người vay tiền: hành vi này có thể bị xử lý với tội danh cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
– Xông vào nhà người vay tiền để đòi nợ: hành vi này có thể bị coi là tội phạm xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
– Tạt sơn vào nhà người vay tiền: hành vi này có thể có thể bị xử lý hình sự với tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu hành vi tạt sơn chưa đến mức xử lý hình sự, người có hành vi tạt sơn có thể bị phạt hành chính và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.
– Đăng thông tin, hình ảnh người vay tiền lên mạng xã hội để làm nhục, xúc phạm: pháp luật dân sự có quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Hành vi đưa ảnh, thông tin của người vay tiền lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử lý hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
3. Ảnh chụp màn hình tin nhắn vay tiền và tin nhắn đòi nợ có thể được sử dụng làm bằng chứng để khởi kiện người vay tiền hay không?
Nhiều người vì tin tưởng mà không lập hợp đồng vay tiền, dẫn đến rủi ro khi người vay không trả nợ. Họ lo lắng về việc không có hợp đồng và chỉ có ảnh chụp màn hình tin nhắn vay tiền, tin nhắn đòi nợ liệu có thể sử dụng làm bằng chứng để khởi kiện hay không?
Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Như vậy, việc vay tiền qua tin nhắn được xem là hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật. rong hợp đồng này, bên cho vay sẽ giao tiền cho bên vay, và bên vay cam kết hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Tin nhắn đòi nợ, thể hiện số tiền vay và cam kết thời gian thanh toán của người vay, có thể được sử dụng làm chứng cứ để khởi kiện đòi nợ nếu cần thiết.
Để xác định ảnh chụp màn hình tin nhắn vay tiền, tin nhắn trả nợ có được sử dụng để làm bằng chứng khi kiện đòi tiền hay không, ta cần xem xét liệu nó có đáp ứng các tiêu chí của chứng cứ theo quy định của pháp luật hay không.
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định các nguồn thu thập chứng cứ bao gồm: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được và dữ liệu điện tử.
Dựa trên quy định trên, ảnh chụp màn hình tin nhắn điện thoại thể hiện nội dung vay tiền, trả nợ được xem là dữ liệu điện tử, có giá trị pháp lý và hoàn toàn có thể sử dụng làm bằng chứng khi khởi kiện đòi lại tài sản.
Lưu ý:
Việc cho vay qua tin nhắn thường đi kèm với giao dịch chuyển khoản ngân hàng. Do đó, sao kê giao dịch ngân hàng hoặc các chứng cứ khác xác minh việc chuyển tiền và bên vay đã nhận tiền cũng là những bằng chứng hữu ích trong vụ kiện.
4. Dịch vụ Luật sư Luật Dương Gia hỗ trợ lấy lại tiền khi người vay tiền không chịu trả
Bạn đang gặp rắc rối vì cho vay tiền nhưng người vay không chịu trả? Hãy liên hệ ngay với Luật Dương Gia để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, chúng tôi sẽ giúp bạn lấy lại tiền một cách nhanh chóng, hiệu quả và hợp pháp.
– Tư vấn pháp luật: Luật sư sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp pháp lý phù hợp nhất cho trường hợp của bạn, bao gồm đàm phán, thương lượng, khởi kiện,…
– Xác định đúng bản chất vụ việc: Luật sư sẽ phân tích kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến khoản vay như hợp đồng vay, bằng chứng chuyển tiền, cam kết trả nợ,… để xác định chính xác bản chất vụ việc và phương án xử lý phù hợp.
– Thương lượng với người vay tiền để thu hồi nợ.
– Thực hiện các thủ tục pháp lý: Luật sư sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như soạn thảo hồ sơ yêu cầu, nộp đơn khởi kiện, tham gia các phiên tòa,…
– Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình thu hồi nợ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bạn được bảo vệ một cách tối đa.
5. Vì sao bạn nên chọn Luật sư Luật Dương Gia?
Luật Dương Gia là một trong những công ty luật uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên chọn Luật Dương Gia:
– Đội ngũ luật sư kinh nghiệm và chuyên môn cao:
- Đội ngũ luật sư của Luật Dương Gia được đào tạo và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
- Chúng tôi đã từng tham gia xử lý các vụ việc phức tạp và thành công trong việc bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
- Luật sư của chúng tôi luôn cập nhật những thay đổi mới nhất của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này để đảm bảo có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên pháp lý chính xác và hiệu quả nhất.
– Uy tín và thành công:
- Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín và minh bạch.
- Luật sư của chúng tôi sẽ luôn thông báo đầy đủ mọi thông tin liên quan đến vụ việc cho bạn và đảm bảo bạn luôn nắm rõ tiến độ giải quyết vụ việc.
– Chi phí hợp lý:
- Luật Dương Gia luôn đưa ra mức phí dịch vụ hợp lý và cạnh tranh.
- Chúng tôi sẽ trao đổi kỹ lưỡng với bạn về mức phí trước khi tiến hành cung cấp dịch vụ để đảm bảo bạn hoàn toàn hài lòng.
- Luật Dương Gia còn có chính sách hỗ trợ miễn phí tư vấn pháp luật cho các khách hàng có hoàn cảnh khó khăn.
– Cam kết bảo mật thông tin:
- Luật Dương Gia luôn cam kết bảo mật thông tin của khách hàng một cách an toàn và tuyệt đối.
Ngoài ra, Luật Dương Gia còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng vay tài sản, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hạn chế tối đa những rủi ro tranh chấp có thể xảy ra.
Trường hợp có thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline: 19006568 để được hỗ trợ và tư vấn.
Luật Dương Gia – Đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý!