Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu, các khái niệm pháp lý như “người cư trú” và “người không cư trú” ngày càng trở nên quan trọng. Đây là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp luật, quản lý thuế, tài chính và xuất nhập cảnh, nhằm xác định vị trí pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân hoặc tổ chức trong một quốc gia.
Trên cơ sở đó, việc hiểu rõ thế nào là người cư trú và không cư trú không chỉ giúp phân định các trách nhiệm pháp lý mà còn hỗ trợ trong việc thực hiện các chính sách quản lý nhà nước hiệu quả và minh bạch. Bài viết sau đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích từng khía cạnh pháp lý của vấn đề cư trú, từ đó góp phần làm rõ quan điểm và thực tiễn áp dụng luật pháp trong lĩnh vực này.
1. Cá nhân cư trú là gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.'”
– Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.
– Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
– Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
+ Đối với công dân Việt Nam: Nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ Đối với người nước ngoài: Nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
Trường hợp 2: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể:
+ Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
+ Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
2. Cá nhân không cư trú là gì?
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện tại mục (1).
Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 25/2018/TT-BTC)
3. Cách xác định cá nhân cư trú
3.1. Xác định theo thời gian sinh sống
Đối trường hợp, việc xác định cá nhân cư trú được xem xét trên sự có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam tức là có sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
3.2. Xác định theo nơi ở thường xuyên
Việc xác định theo nơi ở thường xuyên được căn cứ dựa trên hai trường hợp sau đây:
a. Có nơi ở thường xuyên:
Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
b. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam:
Trường hợp này được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
– Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.
– Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Bên cạnh đó, khi có phát sinh về vấn đề tài chính thì thu nhập chịu thuế đối với cá nhân cư trú được xác định là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
4. Cách xác định cá nhân không cư trú
Theo các quy định nêu trên thì cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện một trong các điều kiện trên.
Đồng thời, thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập, người nộp thuế thu nhập cá nhân ở trên bao gồm:
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề cư trú
5.1. Nếu như bạn có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, nhưng thực tế bạn có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế, thì có phải đương nhiên bạn thuộc đối tượng cư trú của Việt Nam hay không?
Điều này còn phải xét thêm một điều kiện nữa là, nếu bạn không chứng minh được mình là cá nhân cư trú của bất kỳ quốc gia nào khác, thì sẽ được xem là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác, được căn cứ vào giấy chứng nhận cư trú. Nếu bạn là cá nhân thuộc nước đã ký kết hiệp định thuế với Việt Nam, không có quy định cấp giấy chứng nhận cư trú, thì bạn cung cấp bản chụp hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
5.2. Yếu tố 183 ngày được nhắc đến như cột mốc để xác định, dù là trong điều kiện về sự hiện diện, hay trong điều kiện về có nhà thuê để ở. Vậy tại sao lại là 183 ngày?
Theo thông lệ tài phán về thuế quốc tế, số 183 tương đương số 365 ngày trong năm, chia hai. Từ trên 183 ngày là số ngày tối đa mà một cá nhân có thể hiện diện tại một khu vực tài phán cụ thể, có nghĩa vụ thuế thu nhập. Và dưới 183 ngày hiện diện tại một khu vực tài phán cụ thể, không có nghĩa vụ thuế thu nhập hoặc có, nhưng không phải nghĩa vụ thuế thu nhập thường xuyên tồn tại, ở địa điểm đó. Tóm lại, để xác định tình trạng cư trú của một cá nhân, đầu tiên là phải tính xem trong năm dương lịch, hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
Từ những phân tích trên, có thể thấy đối với quy định pháp luật tại Việt Nam, những căn cứ đặt ra về vấn đề cư trú có sự ràng buộc nhất định. Việc này không chỉ giúp cơ quan nhà nước quản lý dân số một cách hiệu quả, mà còn đảm bảo quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân tại nơi mình sinh sống, đồng thời, góp phần duy trì an ninh trật tự, hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc xây dựng và triển khai các chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan việc cư trú. Trong trường bạn cần tư vấn thêm hoặc sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.