Tác hại của vi phạm bản quyền và Cách xác định thiệt hại?

Tac-hai-cua-vi-pham-ban-quyen-Cach-xac-dinh-thiet-hai

Tác hại của vi phạm bản quyền? Cách xác định thiệt hại?

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật. Bước vào kỷ nguyên 4.0, những vấn đề về vi phạm bản quyền ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, vi phạm bản quyền đang xảy ra nhiều hơn cùng với các thủ đoạn tinh vi, gian xảo hơn, gây nhiều khó khăn cho chủ sỡ hữu. Hy vọng bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về  tác hại của vi phạm bản quyền và cách xác định thiệt hại?

Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022)

– Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

1. Tác hại của vi phạm bản quyền?

Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện.

Tác hại đầu tiên của việc vi phạm bản quyền phải kể đến là gây thiệt hại lớn cho chủ sở hữu

Điển hình như vụ việc bắt giữ 15.000 xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc, 108 kg bao bì sản phẩm có in dòng chữ Made in Korea, 325 kg bao bì sản phẩm in dòng chữ nước ngoài Made in USA tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hay Công ty First News – Trí Việt cũng cho biết, từ đầu năm 2019 Công ty này đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả về sách kém chất lượng khi mua trên Lazada. Hầu hết các đầu sách được phát hiện là sách giả, không được in ấn, phát hành hợp pháp và vi phạm nghiêm trọng bản quyền, quyền tác giả mà Công ty đang sở hữu.

Những vụ việc trên khiến các chủ sỡ hữu tổn thất nghiêm trọng  không chỉ về vật chất mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng, sự uy tín trong việc kinh doanh.

Hay những trường hợp xảy ra phổ biến nhất về vi phạm bản quyền là những hành vi vi phạm về quyền tác giả,hay quyền sở hữu trí tuệ. Điển hình ở lĩnh vực âm nhạc, dù vấn đề bản quyền được đánh giá có cải thiện đáng kể nhưng vẫn có không ít các nền tảng âm nhạc số vô tư chia sẻ các bản nhạc miễn phí. Quan ngại hơn, một số cá nhân, tổ chức sẵn sàng kiện ngược lại chính tác giả của tác phẩm ấy, không khác gì việc “vừa ăn cắp, vừa la làng”.

Ngoài ra, vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng đến chủ sở hữu, người sáng tạo nội dung mà còn ảnh hưởng đến chúng. Hằng năm, hàng nghìn video lậu trên các trang web điện tử được phát hành, gây thiệt hại đến hàng chục tỷ đọc cho các doanh thu quảng cáo hay thuê bao. Công chúng cũng không được thưởng thức những tác phẩm đúng nghĩa , bởi các sản phẩm sao chép, miễn phí khó có thể đảm bảo chất lượng như bản gốc.

Việc vi phạm bản quyền gây ra rất nhiều tác hại, ngoài sự can thiệp của pháp luật thì mỗi bạn đọc, mỗi khán giả, khách hàng cần cứng rắn,quyết liệt, sáng suốt hơn trong việc sửu dụng các tác phẩm,nội dung giải trí,….

2. Cách xác định thiệt hại vi phạm bản quyền?

Thiệt hại về vi phạm bản quyền cũng được xem là một dạng thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ thì thiệt hại về vi phạm bản quyền được xác định dựa trên hai yếu tố: tinh thần và vật chất.

2.1. Thiệt hại về vật chất

Từ hành vi vi phạm bản quyền bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

Tổn thất về tài sản là những hành vi xâm phạm đến những tài sản có giá trị thành tiền của chủ sở hữu tại thời điểm đó.

Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận: hành vi xâm phạm đã khiến chủ sở hữu bị hạn chế mức thu nhập. Phải xác định được mức thu nhập trước và sau khi có hành vi xâm phạm xảy ra, từ đó biết được mức thu nhập, lợi nhuận mà người bị thiệt hai thu được do sử dụng khia thác trực tiếp đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

– Tổn thất về cơ hội kinh doanh: Là những thiệt hại về giá trị tính được thành tiền khoản thu nhập mà người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các khả năng quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.6 này, nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.

Khi xem xét yêu cầu bồi thường về tổn thất cơ hội kinh doanh, Toà án yêu cầu người bị thiệt hại phải nêu rõ và chứng minh cơ hội kinh doanh bị mất là gì, thuộc trường hợp nào nêu trên đây và giá trị tính được thành tiền đối với trường hợp đó để Toà án xem xét quyết định.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại: Chi phí này là chi phí thực tế để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền và khắc phục các thiệt hại để lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng. Đây là chi phí cần thiết để chủ sở hữu có thể lấy lại được danh dự cũng như uy tín bán hàng.

2.2. Thiệt hại về tinh thần

Ngoài những tổn thất về vật chất thì những hành vi vi phạm bản quyền cũng gây ra không ít những tổn thất về mặt tinh thần, bao gồm: danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn, tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

Như vậy việc xác định vi phạm bản quyền là một trong những điều kiện cần để đánh giá mức độ vi phạm và mức bồi thường của bên vi phạm với chủ sở hữu quyền.

Chủ sở hữu quyền có thể tự mình thu thập các thiệt hại từ hành vi vi phạm bản quyền hoặc có thể yêu cầu Tòa án hỗ trợ việc xác định thiệt hại đó.

3. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tại Điều 14, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1.Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2.Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3.Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4.Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này”.

4. Xử lí vi phạm xâm phạm bản quyền

Hành vi xâm phạm bản quyền gây tổn thất nghiêm trọng về mặt vật chất lẫn tinh thần cho bản thân tác giả cũng như những chủ sở hữu quyền tác giả. 

Theo đó, quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì những trường hợp vi phạm bản quyền bị xử lý hành chính như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

5. Danh sách những hành vi vi phạm bản quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) đã quy định rõ các hành vi phạm bản quyền, bao gồm:

1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.

2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.

4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.

5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

6. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.

Mọi sự sáng tạo của các cá nhân, tổ chức đều đáng giá; mọi loại hình tác phẩm đều có quyền được bảo hộ. Vì thế cho nên mọi hành vi xâm phạm bản quyền đều được xem là bất hợp pháp. Những quy định pháp lý nêu trên đã xác định những hành vi được xem là xâm phạm bản quyền và quy định về hình thức xử lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung về tác hại của việc quy phạm bản quyền và cách để xác định thiệt hại. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thông tin thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006568 để được tư vấn hỗ trợ cụ thể.

 

 

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon