Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

toi-vi-pham-quy-dinh-ve-phong-chay-chua-chay

An toàn phòng cháy, chữa cháy là vấn đề sống còn, gắn liền với sự an toàn của mỗi cá nhân, gia đình và công cộng. Tuy nhiên, vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy vẫn là một thực trạng nhức nhối, dẫn đến nhiều vụ cháy thương tâm, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Bài viết sau sẽ phân tích về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 0931548999; 02367300899

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

1. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là gì?

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định phải chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện, hành vi vi phạm đó chính là vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Điều 313 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

3. Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

3.1. Khách thể của tội phạm

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cháy nổ còn có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khách thể của tội phạm là trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và tính mạng, sức khỏe, tài sản có cá nhân và cộng đồng.

3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Biểu hiện của hành vi vi phạm là không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Không thực hiện là không làm những quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy mà lẽ ra phải làm.

Thực hiện không đúng là tuy có thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện sai các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Đó là:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Trong trường hợp hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra, người phạm tội tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3.3. Chủ thể của tội phạm

Tội phạm này không thuộc dạng tội phạm có chủ thể đặc biệt, nghĩa là không yêu cầu người phạm tội phải có chức vụ, quyền hạn hay đang thi hành công vụ. Thay vào đó, chỉ cần người phạm tội đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Tại Điều 12 của Bộ luật hình sự quy định về độ tuổi của chủ thể như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Như vậy, người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này do vô ý và không có trường hợp phạm tội nào thuộc trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, cũng không được ở trong trạng thái mất năng lực tại thời điểm phạm tội.

3.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậy quả đó.

4. Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

Điều 313 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau:

– Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

Làm chết người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

Làm chết 02 người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

Làm chết 03 người trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Nâng cao ý thức của cộng đồng, tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là những giải pháp thiết yếu để phòng ngừa cháy nổ, bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon