Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, hoạt động đấu giá tại Huế ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các giao dịch minh bạch và tuân thủ pháp luật. Các phiên đấu giá tại đây không chỉ giới hạn ở việc chuyển nhượng tài sản mà còn mở rộng ra các lĩnh vực đa dạng, từ bất động sản, phương tiện giao thông đến các tài sản khác.
Với sự chuyên nghiệp và quy trình rõ ràng, các hoạt động đấu giá tại Huế không chỉ tạo cơ hội cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các tài sản cần mua bán mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này góp phần vào sự phát triển và làm phong phú thêm thị trường tài chính, bất động sản tại Huế. Dưới đây là một số thông tin về đấu giá và các công ty đấu giá đang hoạt động tại Thành phố Huế.
1. Đấu giá tài sản là gì?
1.1. Khái niệm
Đấu giá tài sản là phương thức chuyển nhượng tài sản thông qua việc trả giá công khai giữa nhiều người, trong đó người trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản. Đấu giá có thể là bắt buộc (theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo nhu cầu của chủ sở hữu). Người bán tài sản có thể tự tổ chức hoặc thông qua tổ chức đấu giá chuyên nghiệp.
Thông thường để đấu giá bắt đầu với việc xác định giá khởi điểm và trưng bày tài sản cho người mua tiềm năng. Người tham gia sẽ trả giá theo thủ tục quy định, và người trả giá cao nhất, không thấp hơn giá khởi điểm, sẽ có quyền mua tài sản. Người tham gia đấu giá phải nộp lệ phí, có mục đích đảm bảo sự cam kết tham gia. Nếu không mua được tài sản, lệ phí sẽ được hoàn lại; nếu không tham gia hoặc từ bỏ, lệ phí sẽ không được hoàn.
Dựa vào hình thức này, quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp, quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng.
Như vậy, theo Luật Đấu giá hiện hành quy định như sau: “Đấu giá tài sản là hình thức trả giá, chấp nhận giá có từ hai người trở lên tham gia theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật này.”
1.2. Nguyên tắc đấu giá tài sản
- Tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, đấu giá viên.
- Phiên đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
2. Các loại tài sản đấu giá
Hiện nay, tài sản đấu giá gồm những tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá, nhằm mục đích đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong các giao dịch. Bên cạnh đó, cũng có những tài sản mà cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện lựa chọn đấu giá theo nhu cầu và thỏa thuận của các bên liên quan. Theo đó:
Thứ nhất, tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá bao gồm:
- Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
- Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
- Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
- Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
- Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
- Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá.
Thứ hai, tài sản không thuộc trường hợp tài sản mà pháp luật quy định mà cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn đấu giá.
3. Có những tổ chức đấu giá tài sản nào theo quy định hiện nay?
Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản. Cụ thể:
- Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp. Trung tâm này có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng biệt. Giám đốc của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đồng thời là đấu giá viên.
- Doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, được thành lập và tổ chức theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản
Bước 1. Ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản
Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản và cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
Bước 2. Ban hành quy chế cuộc đấu giá
Tổ chức đấu giá ban hành Quy chế cuộc đấu giá trước khi niêm yết tài sản, quy định chi tiết về quy trình và phương thức đấu giá.
Bước 3. Niêm yết việc đấu giá tài sản
Tổ chức đấu giá tài sản phải thực hiện niêm yết việc đấu giá tài sản theo các yêu cầu và quy định tại Điều 35 của Luật Đấu giá tài sản hiện hành. Việc niêm yết này đảm bảo công khai, minh bạch thông tin về tài sản đấu giá cho tất cả các bên liên quan.
Bước 4. Xem tài sản đấu giá
Tổ chức đấu giá phải tạo điều kiện cho người tham gia đấu giá được xem tài sản trực tiếp hoặc mẫu tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày, với thông tin đầy đủ về tài sản và người sở hữu.
Bước 5. Đăng ký tham gia đấu giá
Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản.
Lưu ý: Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Bước 6. Tham gia đấu giá
Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
– Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
– Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
– Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
– Đấu giá trực tuyến.
Bước 7. Lập biên bản đấu giá
Cuộc đấu giá kết thúc khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi không thành công. Biên bản đấu giá phải được lập đầy đủ.
Bước 8. Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản phải ghi kết quả đấu giá tài sản vào Sổ đăng ký đấu giá tài sản và thông báo bằng văn bản cho người có tài sản đấu giá. Trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, Hội đồng thông báo kết quả đấu giá tài sản bằng văn bản cho người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản chuyển kết quả đấu giá tài sản, biên bản đấu giá, danh sách người trúng đấu giá cho người có tài sản đấu giá để ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt kết quả đấu giá tài sản, hoàn thiện các thủ tục liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Danh sách các công ty đấu giá tại Thành phố Huế
5.1. TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Người đại diện theo pháp luật: Phan Tiến Dũng
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 689/QĐ-UBND ngày 16/3/2024
- Địa chỉ: 17 Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, quận Phú Xuân, thành phố Huế
- Điện thoại: 0234.3501567 Fax: 0234.3545777
- Email: ptdung.stp@thuathienhue.gov.vn Website: http://www.daugiatthue.com
5.2. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH CHUỖI GIÁ TRỊ
- Người đại diện theo pháp luật: Lê Văn Lập
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 01/TP-ĐKHĐ ngày 11/6/2018
- Địa chỉ trụ sở: tầng 2, số 39 Tố Hữu, phường Xuân Phú, quận Thuận Hóa, thành phố Huế
- Điện thoại: 0234.3895995 Email: lapvadeinco@gmail.com
- Website: http://www.chuoigiatri.com.vn
5.3. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH SỐ 2 STC
- Người đại diện theo pháp luật: Võ Văn Tùng
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 02/TP-ĐKHĐ ngày 06/7/2020
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 5, 25 Nguyễn Văn Cừ, phường Vĩnh Ninh, quận Thuận Hòa, thành phố Huế
- Điện thoại: 0234.6286999 Email: dgs2stc@gmail.com
5.4. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH VẠN PHÚC
- Người đại diện theo pháp luật: Hồ Văn Chung
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 04/TP-ĐKHĐ ngày 06/4/2022
- Địa chỉ trụ sở: Lô D1-3A, Khu đô thị Phú Mỹ An, Khu A đô thị mới An Vân Dương, phường An Đông, quận Thuận Hóa, thành phố Huế
- Văn phòng đại diện: số 02 Phong Châu, phường Phú Hội, quận Thuận Hóa, thành phố Huế
5.5. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH TÂN ĐẠI PHÁT – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
- Trưởng Chi nhánh: Đinh Khánh Ly
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 01/TP-ĐKHĐCN ngày 21/01/2021
- Địa chỉ chi nhánh: Đường số 2, Thủy Dương 3, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Điện thoại: 0932 631 336 – 0903508275
5.6. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH DHL – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
- Trưởng Chi nhánh: Nguyễn Thị Lê
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 02/TP-ĐKHĐCN ngày 13/9/2021, Cấp lại ngày 15/6/2023
- Địa chỉ chi nhánh: 46/10 Bà Triệu, phường Phú Hội, quận Thuận Hóa, thành phố Huế
5.7. CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CẢ QUẢNG NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
- Trưởng Chi nhánh: Lê Trần Thanh Nghị
- Số Giấy đăng ký hoạt động: 03/TP-ĐKHĐCN ngày01/4/2024
- Địa chỉ chi nhánh: Tầng 2, Lô D1-3A Khu đô thị Phú Mỹ An, thuộc Khu A Đô thị mới An Vân Dương, phường An Đông, quận Thuận Hóa thành phố Huế
- Điện thoại: 0235 3338777
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về “Danh sách các công ty đấu gia tại Thành phố Huế”. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc đang gặp phải tranh chấp liên quan đến lĩnh vực về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, doanh nghiệp… đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật Dương Gia. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để nhận được sự tư vấn chuyên sâu và sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899