Trong xã hội hiện nay, trật tự công cộng, an toàn xã hội được coi là điều kiện đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội để phát triển, sử dụng tốt năng lực của mình, xây dựng cuộc sống, bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc. Vì vậy, việc đảm bảo trật tự công cộng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Những hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đều gây nên những thiệt hại nhất định cho cuộc sống bình thường của người dân cần thiết phải bị xử lý, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà áp dụng các hình thức xử lý khác nhau. Vậy, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về phạm vi các tội xâm phạm trật tự công cộng qua nội dung sau đây.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
CÔNG TY LUẬT TNHHH DƯƠNG GIA - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0931548999; 02367300899
1. Khái quát về các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng
1.1. Khái quát chung
Bảo đảm trật tự công cộng là bảo đảm cho xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Bảo đảm trật tự công cộng là một bộ phận quan trọng của quản lý xã hội – một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Để bảo đảm trật tự công cộng cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế, trong đó Luật hình sự đóng vai trò rất quan trọng.
Chương XXI Mục 4 của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm 12 điều quy định về các tội xâm phạm trật tự công cộng.
Các tội xâm phạm trật tự công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có đủ một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn, trật tự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến hoạt động bình thường ở những nơi công cộng, gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác.
Trật tự công cộng là trạng thái xã hội ổn định, có tổ chức, có kỷ luật được hình thành và điều chỉnh bởi những quy tắc, quy phạm ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo.
1.2. Dấu hiệu pháp lý
– Khách thể: Các tội xâm phạm trật tự công cộng không chỉ xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về trật tự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến hoạt động bình thường của những nơi công cộng mà trong nhiều trường hợp còn gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác.
Đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự công cộng có thể là con người, là chính sách, pháp luật về hành nghề mê tín, dị đoan, về đánh bạc, gá bạc, về xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt…
– Mặt khách quan: các tội xâm phạm trật tự công cộng được thể hiện ở các hành vi được miêu tả từ Điều 318 đến Điều 329 BLHS. Các hành vi đó được thể hiện dưới dạng hành động và không hành động.
Về cấu thành tội phạm: Một số tội xâm phạm trật tự công cộng có cấu thành hình thức như Tội xâm phạm thi thể mồ mả (Điều 319), Tội chứa mại dâm (Điều 327), Tội môi giới mại dâm (Điều 328), Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329). Một số tội có cấu thành vật chất trong đó dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa là tình tiết định khung tăng nặng như ở các Điều 317, 318, 319, 320, 323, 324. Ngoài ra, đối với một số tội phạm dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm như Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 320), Tội đánh bạc (Điều 321).
– Chủ thể: chủ thể của các tội xâm phạm trật tự công cộng là những người đủ một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của BLHS năm 2015, trừ Tội rửa tiền (Điều 324) chủ thể có thể là những người đủ một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự nêu trên nhưng cũng có thể là pháp nhân thương mại.
– Mặt chủ quan: các tội xâm phạm trật tự công cộng được thực hiện với lỗi cố ý và vô ý.
2. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng
2.1. Tội gây rối trật tự công cộng
Tội phạm này trực tiếp xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Hình thức thể hiện của hành vi gây rối rất đa dạng (như có lời nói lăng mạ, thô tục xúc phạm người khác tại nơi công cộng) hoặc bằng hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hành hung, đuổi đánh nhau, đập phá đồ đạc, hủy hoại tài sản, gây lộn xộn ở nơi công cộng. Nếu các hành vi nêu trên không được thực hiện ở những nơi không phải là nơi công cộng (như trong nhà riêng…) nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung thì cũng được coi là gây rối trật tự công cộng.
2.2. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Thi thể, mồ mả, hài cốt thuộc về thế giới tâm linh rất linh thiêng của người Việt Nam theo phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức của dân tộc. Hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không chỉ xâm phạm thế giới tình cảm tâm linh, phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức của người Việt Nam đối với việc an táng người chết mà còn trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
Một số các hành vi của tội phạm này như: đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Cụ thể:
– Đào mồ mả là hành vi khai quật tử thi mới chôn hoặc hài cốt.
– Phá mồ mả là hành vi làm hư hỏng, hủy hoại một phần hoặc toàn bộ mồ mả như đập phá bia mộ, bát hương, di ảnh, lọ hoa, san bằng nấm đất trên mộ…
– Chiếm đoạt các đồ vật để ở trên mộ là hành vi lén lút hoặc công khai lấy gạch, đá, sắt, bia đá… trên mộ; lấy quần áo, trang sức, kim khí quý, đồ dùng cá nhân và các đồ vật khác chôn theo người chết.
– Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là hành vi lấy một hoặc một số bộ phận của thi thể người chết; băm chặt, chém thi thể, vứt xác, hoặc giao cấu với người đã chết; đốt phá nhà mồ; san bằng nhà mồ, lăng tẩm để làm nơi kinh doanh; mua bán hài cốt, mang hài cốt đi nơi khác…
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt nêu trên.
2.3. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
Mê tín, dị đoan là niềm tin mù quáng vào những điều duy tâm không có căn cứ khoa học, tin vào ma quỷ, thánh thần, định mệnh… Đó là tàn dư lạc hậu của chế độ cũ. Tội phạm hành nghề mê tín, dị đoan không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng mà còn có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.
Tội phạm này thể hiện ở các hành vi: bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác:
– Bói toán là hành vi đoán sự việc thuộc về quá khứ, hiện tại, tương lai của một người mà hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
– Đồng bóng là hành vi lừa bịp bằng cách lên đồng (lợi dụng thánh thần, ma quỷ nhập vào mình để phán bảo những điều nhảm nhí khiến người khác tin theo).
– Các hình thức mê tín, dị đoan khác là các hành vi gọi hồn, yểm bùa, bắt tà, trừ ma…
2.4. Tội đánh bạc
Tội phạm này thể hiện ở hành vi của nhiều người (từ hai người trở lên) cùng tham gia với nhau dưới bất kỳ hình thức nào (như đánh tam cúc, ba cây, liêng, xóc đĩa, chẵn lẻ, số đề, cá cược…) với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Tiền ở đây có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ… Hiện vật có thể là vật, tài sản như ô tô, xe máy, nhà cửa…
Hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tiền hay hiện vật dùng đánh bạc bao gồm:
– Tiền hay hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
– Tiền hay hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
– Tiền hay hiện vật thu giữ được ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
2.5. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
Điều luật này quy định 02 tội danh độc lập: tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc.
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp nhiều người tham gia đánh bạc trái phép. Người đánh bạc có thể là người tổ chức đánh bạc.
Tội gá bạc thể hiện ở hành vi cho thuê, mượn địa điểm, phương tiện thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình (có thể là nhà ở, phòng làm việc, cơ sở kinh doanh, tàu, thuyền, xe ô tô…) để người khác sử dụng làm nơi đánh bạc trái phép.
2.6. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể hiện ở hành vi chứa chấp (nhận cất giữ, cất giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ, cho thuê địa điểm cất giữ, cất giấu, bảo quản…) tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người đó phạm tội mà có được mặc dù không có hứa hẹn trước với người có tài sản.
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thể hiện ở hành vi tiêu thụ (chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như mua, bán, trao đổi, cho, tặng, sử dụng…) tài sản cho người khác mà mình biết rõ tài sản này là do người đó phạm tội mà có được mặc dù không có hứa hẹn trước với người có tài sản.
2.7. Tội rửa tiền
Tội rửa tiền được thể hiện ở một trong các hành vi sau:
– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh thông tin đó;
– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm nêu trên đối vối tiền, tải sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2.8. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp không chỉ trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng mà còn xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của người dưới 18 tuổi, đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 325 quy định 3 tội danh độc lập: tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi phạm pháp, tội ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp và tội chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp.
– Tội dụ dỗ người dưới 18 tuổi phạm pháp được thể hiện ở các hành vi rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa.
– Tội ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp được thể hiện ở các hành vi đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc sống sa đọa (sống buông thả, sa vào các tệ nạn nghiện, hút, tiêm, chích ma túy, cờ bạc trái phép, mại dâm…)
– Tội chưa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp được thể hiện ở các hành vi bố trí nơi ăn, chỗ ở và các điều kiện cần thiết khác trong cuộc sống cho họ với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội phạm. Hành vi này có thể là độc lập nhưng cũng có thể được thực hiện đồng thời với hành vu dụ dỗ, ép buộc người dưới 18 tuổi phạm pháp.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi trên.
2.9. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Ngoài việc xâm phạm đến trật tự công cộng, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy còn xâm phạm đến hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các hành vi sau:
– Làm ra sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Sao chép (chụp lại, vẽ lại, chép lại theo nguyên bản, ghi hình lại…) sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Lưu hành (lưu giữ, phát hành) sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Vận chuyển sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Mua bán sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Tàng trữ (cất giấu, cất giữ, lưu giữ…) sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
– Có hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy (như tặng, cho, thưởng…) sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy.
Ngoài ra, còn có một trong các dấu hiệu sau:
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
– Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh:
– Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
– Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tính mà con vi phạm.
2.10. Tội chứa mại dâm
Tội chứa mại dâm trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, đồng thời xâm phạm đến thuần phong, mỹ tục, nếp sống văn minh, đạo đức xã hội của dân tộc.
So với Điều 254 BLHS 1999 thì quy định về mặt khách quan của Tội chứa mại dâm (Điều 327) trong BLHS 2015 có một số thay đổi sau:
+ Bổ sung tình tiết “phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%) vào điểm e khoản 2 và tình tiết “phạm tội gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên” vào điểm c khoản 3 Điều 327 BLHS 2015 cho phù hợp với thực tiễn.
+ Định lượng chi tiết các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 254 BLHS năm 1999 để bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo thuận lợi trong thực tiễn áp dụng.
+ Bổ sung và định lượng chi tiết tình tiết “thu lợi bất chính” vào các khoản 2,3,4 Điều 327 BLHS năm 2015 cho đầy đủ.
Căn cứ quy định của Điều 327 BLHS năm 2015 thì mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi chứa mại dâm (như bố trí nơi ăn, chỗ ở, địa điểm, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác để người mại dâm thực hiện hành vi mua, bán dâm).
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện các hành vi chưa mại dâm
2.11. Tội môi giới mại dâm
So với Điều 255 BLHS năm 1999 thì quy định về mặt khách quan của Tội môi giới mại dâm (Điều 328) trong BLHS 2015 có một số điểm mới sau:
+ Sửa đổi quy định “Người nào dụ dỗ, dẫn dắt người mại dâm” ở khoản 1 Điều 255 BLHS năm 1999 thành “Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm” nhằm bảo đảm tính cụ thể và phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
+ Định lượng chi tiết các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại các khoản 2,3,4 Điều 255 BLHS năm 1999 để đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, tạo thuận lợi trong thực tiễn áp dụng.
+ Bổ sung và định lượng chi tiết tình tiết “thu lợi bất chính” vào điểm e khoản 2, điểm khoản 3 Điều 328 BLHS năm 2015 cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Căn cứ vào quy định của Điều 328 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mặt khách quan của Tội môi giới mại dâm được thể hiện ở hành vi làm trung gian dụ dỗ (gợi ý, đưa ra các điều kiện nhằm tác động…) để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
2.12. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của BLHS.
Mua dâm người dưới 18 tuổi được hiểu là hành vi thỏa thuận trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi để thực hiện việc giao cấu với người đó. Để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều luật này cần xác định có sự thỏa thuận (đồng ý) của người bán dâm. Nếu việc giao cấu với người dưới 18 tuổi được thực hiện do dùng vũ lực, đe dọa dùng vụ lực hoặc lừa gạt, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân… thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm tương ứng (như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi…) nếu thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội phạm đó.
3. Luật sư hình sự uy tín tại Đà Nẵng
Khi lựa chọn dịch vụ luật sư uy tín tại Đà Nẵng, đến với Luật Dương Gia, quý khách hàng sẽ được kết nối đối với các Luật sư, chuyên gia cố vấn pháp lý, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự với những lợi ích sau đây:
Thứ nhất, Đội ngũ Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự của Luật Dương Gia có chuyên môn trong việc tham gia tranh tụng, bảo vệ tốt nhất, quyền và lợi ích của quý khách hàng, theo đó Luật sư dựa trên kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm đưa ra được các đánh giá, nhận định khách quan, đưa ra định hướng phù hợp cho quý khách hàng.
Thứ hai, Khi sử dụng dịch vụ, quyền, lợi ích của quý khách hàng sẽ được đảm bảo, bảo vệ một cách tối đa nhất. Các Luật sư của Luật Dương Gia sẽ tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, quy định của pháp luật, cũng như vấn đề có liên quan có lợi ích cho quý khách hàng để trực tiếp tham gia bào chữa, tranh tụng tại phiên toà, có phương hướng bào chữa giúp giảm nhẹ hình phạt, yêu cầu về vấn đề bồi thường thiệt hại cho bị hại, đương sự, góp phần xác định sự thật khách quan, đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan trong vụ án.
Thứ ba, Luật Dương Gia sẽ tư vấn cụ thể các vấn đề quý khách hàng thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ, giúp quý khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và các khoản chi phí khác không cần thiết, Luật Dương Gia thực hiện thủ tục nhanh chóng, uy tín khi làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tiến hành việc thu thập các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quý khách hàng, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, từ đó góp phần đảm bảo tốt nhất quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức hỗ trợ pháp lý của Luật Dương Gia như sau:
- Tư vấn qua tổng đài 19006568.
- Tư vấn qua email, zalo.
- Tư vấn trực tiếp tại Văn phòng.
- Hỗ trợ đàm phán, thương lượng ngoài tố tụng.
- Nhận ủy quyền, tham gia tranh tụng.
- Cử luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Trên đây là nội dung về các tội xâm phạm trật tự công cộng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung trên hoặc những vấn đề pháp luật khác có liên quan, hãy liên hệ Luật Dương Gia qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.