Phòng vệ chính đáng là gì

phong-ve-chinh-dang-la-gi

Trong một số tình huống nguy hiểm, chúng ta cần phải bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm có nguy cơ gây hại đến chính mình. Ví dụ như bị bạo lực học đường, bị một nhóm côn đồ chặng đường cướp đánh… Hành động bảo vệ bản thân lúc đó được gọi tên với thuật ngữ “phòng vệ”. Pháp luật hình sự cũng có quy định cụ thể về những trường hợp này. Và chế định “phòng vệ chính đáng” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tiễn. có rất nhiều trường hợp phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do sức ép của dư luận hoặc phía nạn nhân nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường lúng túng khi xác định trường hợp phạm tội có phải phòng vệ chính đáng hay không hay thuộc trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phòng vệ chính đáng và những vấn đề liên quan.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Phòng vệ chính đáng là gì?

Phòng vệ chính đáng được hiểu là sự chống trả tích cực của người phòng vệ với mục đích ngăn chặn một cách cương quyết ở sự phản công nhất định nào đó đối với kẻ thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp đó, chỉ có sự chống trả tích cực mới có thể bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả các thiệt hại do kẻ có hành vi xâm hại có thể gây ra.

Tác dụng và ý nghĩa trong phòng chống tội phạm hiện nay chỉ được phát huy nếu áp dụng và xử lý đúng, nhận thức đúng các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng. Để làm được điều này, vấn đề bậc nhất cần xét đến là phải xác định đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể có phòng vệ chính đáng hay không, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc lấy cớ phòng vệ chính đáng để thực hiện hành vi phạm tội. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại khi có đủ dấu hiệu mà pháp luật qui định được loại trừ bởi một điều kiện là phòng vệ chính đáng. Cụ thể về phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 22 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải tội phạm…

Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại của thú dữ, của súc vật, của thiên nhiên… không coi là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.

2. Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng

Về mặt nội dung, hành vi phòng vệ chính đáng chỉ được phép gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp. Và thiệt hại này có thể là tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người đang thực hiện hành vi tấn công xâm hại. Cụ thể, thiệt hại về tài sản có thể là những thiệt hại về công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm hại sử dụng.

Về mặt phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng, chính là người phòng vệ chỉ được quyền gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công trái pháp luật trong giới hạn cần thiết. Và nếu hành vi gây thiệt hại đó trong giới hạn cần thiết thì sẽ không bị coi là tội phạm.

Giới hạn “cần thiết” ở đây được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không đồng nghĩa với việc hậu quả mà người phòng đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái phạm luật định gây ra. Có thể thấy hậu quả mà người phòng vệ gây ra có thể lớn hơn nhiều lần hậu qảu mà người có hành vi xâm hại định gây ra vẫn được coi là phòng vệ chính đáng nếu đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết đủ mạnh để ngăn chặn sự tấn công của pháp luật cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn áp dụng. Ngoài ra, phòng vệ chính đáng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau đây:

Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc bị thương tích)

Trong trường hợp xảy ra tình huống cần xác định có phòng vệ chính đáng hay không thì nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Đối với vấn đề này, nạn nhân phải đang có hành vi xâm phạm, tức là hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc. Ví dụ như việc một người đang chỉa súng vào đầu của người kia để buộc họ phải đưa tài sản cho mình. Nếu hành vi của nạn nhân chưa bắt đầu thì mọi hành vi chống trả sẽ không được coi là hành vi phòng vệ. Vì nếu chỉ mới nghe B nói “Tao sẽ giết mày” nhưng chưa thực hiện hành động đe doạ đến tính mạng của C mà C đã rút dao đâm chết đối phương thì lúc đó tính mạng, lợi ích của C vẫn chưa bị xâm hại nhưng đã xuống tay giết chết B thì sẽ không được xem là hành vi phòng vệ. Giống như trường hợp hành vi xâm phạm chưa bắt đầu thì trường hợp hành vi xậm phạm đã kết thúc nếu có hành vi chống trả cũng không được xem là hành vi phòng vệ. Bởi trong trường hợp này, tính mạng, lợi ích của người bị xâm hại đã bị xâm phạm và hành vi đó đã kết thúc, lúc đó sẽ có cơ quan có thẩm quyền và pháp luật sẽ giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại; nếu người bị hại vẫn cố ý gây hại ngược lại sau khi hành vi xâm phạm kia đã kết thúc thì sẽ không được xem là hành vi phòng vệ.

Về phía người phòng vệ

Thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tình mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác. Ví dụ E trên đường đi làm về thấy con trai của mình đang bị một thanh niên đánh đập và một thanh niên đi cùng đứng xem, tiện có chiếc cuốc trên tay, E đã dùng cuốc bổ vào đầu tên đang đánh con trai mình làm cho tên đó bị trọng thương. Thì trong trường hợp này, hành vi của E được coi là hành vi phòng vệ trong trường hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác (con trai) đang bị xâm phạm. Đối với trường hợp người phòng vệ không gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại cho người khác (thường là người thân của người có hành vi xâm phạm) thì sẽ không được coi là hành vi phòng vệ. Cũng như nếu trong ví dụ trên người cha là E không bổ cuốc vào tên trực tiếp đánh con mình mà bổ cuốc vào tên đứng xem thì sẽ không được xem là hành vi phòng vệ.

Hành vi chống trả phải là cần thiết

Cần thiết ở đây không đồng nghiệp với tính ngang bằng theo cách xác định của toán học như bên xâm phạm gây thiệt hại như thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế. Giống như việc nếu bạn bị người khác đánh vào mặt hai cái thì bạn cũng chỉ được đánh ngược lại người đó hai cái mà là trong hoàn cảnh cụ thể nhất định người có hành vi xâm phạm có thể chỉ mới đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc cho người phòng vệ hoặc cho người khác nhưng người phòng vệ có thể gây thiệt hại đến tính mạng , sức khoẻ cho người xâm hại cũng được coi là cần thiết. Làm rõ vấn đề này với một ví dụ như A đùng súng uy hiếp những hành khách cùng chuyến xe buýt để cướp tài sản thì bị một chiến sĩ cảnh sát được trang bị vũ khí (súng K54) là một trong những hành khách trên xe đã nổ súng bắn chết tên cướp thì hành vi này được coi là chống trả cần thiết.

3. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Phòng vệ chính đáng là hành động không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Chính vì vậy, để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như:

– Khách thể cần bảo vệ.

– Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra.

– Vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng.

– Nhân thân của người xâm hại.

– Cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ.

– Hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc.

– Tâm lý của người phải phòng vệ: Họ có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp hay không, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

Nếu nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với người có hành vi xâm hại thì coi là hành vi chống trả không tương xứng và vượt quá giới hạn phòng vệ sau khi xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên. Và ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.

Để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng cần xét đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định rằng người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đnags hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Từ đó có thể nhận thấy, mức thương tật để phân biệt giữ hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng là 31%. Ngoài ra, hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Căn cứ quan trọng để có truy tố trách nhiệm hình sự với những chủ thể là việc phân định giới hạn của phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất quan trọng. Để xác định rõ hành vi của chủ thể nhằm xử lý khách quan, đúng quy định của pháp luật cần dựa vào các yếu tố khách quan đã để đề cập bên trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về phòng vệ chính đáng. Trường hợp có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ theo số hotline 19006586 để được hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon