Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

https://danang.luatduonggia.vn/kien-thuc-phap-luat/cac-phuong-thuc-…-cam-co-the-chap.html

Cầm cố và thế chấp là hai hình thức bảo đảm nghĩa vụ phổ biến trong giao dịch dân sự và trên thực tế. Khi người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ, bên nhận cầm cố, thế chấp có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Bài viết này sẽ trình bày các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định pháp luật Việt Nam.

Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật Dân sự.

1. Khái quát chung về cầm cố, thế chấp tài sản

Căn cứ theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Khái niệm về thế chấp tài sản được quy định theo Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Việc cầm cố, thế chấp tài sản giữa hai biện pháp này đều có khá nhiều điểm tương đồng với nhau, cụ thể như sau:

– Cầm cố và thế chấp là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;

– Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản;

– Đối tượng là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao;

– Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác;

– Bên cầm cố, thế chấp tài sản có nghĩa vụ báo có cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản giao dịch (nếu có);

– Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định;

– Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp có 4 trường hợp:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp;
  • Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp đảm bảo khác;
  • Tài sản cầm cố/ thế chấp đã được xử lý;
  • Theo thỏa thuận của các bên.

2. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

2.1 Quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp chỉ được thực hiện khi bên cầm cố, thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ nhằm mục đích bù đắp cho bên nhận cầm cố, nhận thế chấp những khoản lợi ích vốn thuộc về họ.

Căn cứ theo Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp có nội dung cụ thể như sau:

“ Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố như sau: bán đấu giá tài sản, bên nhận tài sản tự bán tài sản, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên đảm bảo và phương thức khác.

Điều 303 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về khả năng thỏa thuận giữa các bên về các phương thức xử lý tài sản đảm bảo, ngoài ba phương thức đã được nêu. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận nào về các phương thức đó, tài sản sẽ được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đối với tài sản đảm bảo có giá trị cụ thể trên thị trường, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm bằng cách bán theo giá thị trường mà không cần phải đấu giá. Tuy nhiên, bên đó phải thông báo cho các bên bảo đảm và những người liên quan khác.

Trong trường hợp tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ từ một bên thứ ba, bên đó có trách nhiệm chuyển giao tiền hoặc tài sản khác cho bên mình hoặc người ủy quyền.

Với các loại tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá trị khác, thì chúng sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật tương ứng.

Trong trường hợp tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, nếu không có thỏa thuận nào về phương thức xử lý, thì tài sản sẽ được bán đấu giá. Tuy nhiên, nếu chỉ là thế chấp, người mua hoặc nhận tài sản sẽ tiếp tục sử dụng theo các quyền và nghĩa vụ tương tự như bên thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.

Với bên bảo đảm, việc quan trọng nhất là đảm bảo tài sản được bán với giá cao nhất hoặc hợp lý về mặt thương mại, nhằm tạo điều kiện cho bên bảo đảm nhận được số tiền còn lại sau khi trả nợ cho bên nhận bảo đảm và thanh toán các khoản ưu tiên khác. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản cầm cố và thế chấp, đặc biệt là khi không có thỏa thuận, việc bán đấu giá tài sản là biện pháp mặc định, trừ khi có quy định khác từ pháp luật.

2.2 Các phương thức xử lí tài sản cầm cố, thế chấp

Thứ nhất, bán đấu giá tài sản

Là một trong những phương thức xử lý tài sản cầm cố hoặc thế chấp.

Phương thức này được ưa chuộng hàng đầu vì tính khách quan mà nó đem lại. Trong thực tế, việc xử lý tài sản cần đảm bảo rằng tất cả các bên đều mong muốn nhận lại giá trị cao nhất. Do đó, bán đấu giá là phương thức duy nhất có thể đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Trong trường hợp đã thiết lập một thỏa thuận bán đấu giá giữa các bên, nếu bên nào có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, bên bảo đảm sẽ ký hợp đồng đấu giá với tổ chức đấu giá. Phương thức này chỉ có thể áp dụng bởi các chủ thể có quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi không có thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản.

Hành động bán đấu giá phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về quy trình bán đấu giá. Ngoài ra, các bên có thể tự thỏa thuận áp dụng việc tự bán tài sản cầm cố hoặc thế chấp trong những trường hợp mà pháp luật không yêu cầu bán đấu giá. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia và bên bảo đảm. Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận cầm cố hoặc thế chấp, theo thứ tự ưu tiên được quy định tại điều 308 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ hai, bên nhận tài sản bảo đảm tự bán tài sản

Bên nhận bảo đảm, sau khi nhận chuyển giao tài sản từ bên bảo đảm, có quyền tự mình bán tài sản đó cho người mua.

Trong trường hợp giao dịch bảo đảm có thỏa thuận hoặc được bên bảo đảm đồng ý, bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản để bù đắp giá trị nghĩa vụ mà bên nghĩa vụ không thực hiện.

Thứ ba, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

Phương pháp này có thể hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Sự khác biệt giữa hai phương pháp bán tài sản và nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Trong trường hợp bán tài sản bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Ngược lại, trong trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên nhận chuyển nhượng tài sản chính là bên nhận bảo đảm.

Thứ tư, phương thức khác

Đây là phương thức luật dự phòng cho và cho phép các bên thỏa thuận về cách thức xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm.

Trường hợp các bên không thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản theo quy định, tài sản sẽ được xử lý bằng phương thức đấu giá. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự cũng quy định ngoại lệ cho trường hợp luật khác có liên quan.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon