Vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng bồi thường như thế nào?

boi-thuong-thiet-hai-do-vi-pham-quyen-loi-cua-nguoi-tieu-dung

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Theo quy định thì bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng là một loại trách nhiệm dân sự đặc thù trong quan hệ tiêu dùng. Như vậy, với vai trò là người tiêu dùng chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm khi tham gia vào thị trường hàng hoá. Pháp luật quy định như thế nào về bồi thường thiệt hại. Ai là người người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật Dương Gia cung cấp cho các bạn thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật bảo vệ quyền hợi người tiêu dùng 2010
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

1. Người tiêu dùng là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010  quy định như sau:

“Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.”

Theo quy định trên, ta có thể rút ra khái niệm người tiêu dùng như sau: Người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức được xem là người tiêu dùng.

2. Các quyền lợi của người tiêu dùng

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:

  • Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
  • Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

3. Bồi thường thiệt hại là gì?

– Bồi thường thiệt hai là Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chỉ phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

– Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.

– Pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.

4. Nguyên tắc Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là gì?

– Bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là một loại trách nhiệm dân sự đặc thù trong quan hệ tiêu dùng. Theo đó, buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra, bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và về tinh thần cho người tiêu dùng.

– Bộ luật Dân sự 2015 xác định, chủ thể của quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng bao gồm chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại  trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó cho người tiêu dùng, dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng và chủ thể được bồi thường thiệt hại.

Căn cứ Điều 59, Điều 60 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
  • Trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác thì các thiệt hại phải bồi thường do hàng hoá không bảo đảm chất lượng được quy định tại Điều 60 Luật này như sau: Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người. Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Bên cạnh đó theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, tùy vào mức độ thiệt hại mà có những mức bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng phù hợp. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Toà án.

5. Chủ thể bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Căn cứ khoản 2, 3 Điều 23 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

  • Thương nhân theo quy định của Luật thương mại;
  • Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra sẽ thuộc về: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.

Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là tổ chức, cá nhân tổ chức và thực hiện việc sản xuất (sau đây gọi là người sản xuất), nhập khẩu (sau đây gọi là người nhập khẩu), xuất khẩu (sau đây gọi là người xuất khẩu), bán hàng, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là người bán hàng).

Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định tại Khoản 10 Điều 10, Khoản 13 Điều 12, Khoản 12 Điều 16 và Điều 61, Điều 62.

Theo đó, người sản xuất, nhập khẩu, phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng trong trường hợp hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa trừ các trường hợp quy định.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon