Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

thoi-hieu-huong-quyen-dan-su-mien-tru-nghia-vu-dan-su

Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự là các khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Hiểu rõ về hiệu lực của chúng giúp người tham gia trong một quan hệ pháp lý nắm bắt được thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc của các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong các giao dịch pháp lý. Vậy hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào?

Cơ sở pháp lý

1. Thời hiệu là gì?

Căn cứ Điều 147 và Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu và các loại thời hiệu

“Điều 149. Thời hiệu

1. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, khái niệm về thời hiệu có ý nghĩa rất lớn và quan trọng trong lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng giải quyết các vụ, việc dân sự. Rất nhiều trường hợp do không nắm rõ quy định về thời hiệu, không kịp thời đề nghị giải quyết sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ trường hợp yêu cầu tính lãi đối với những khoản vay đã quá hạn, yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng, chia di sản thừa kế…. nhưng đã hết thời hiệu, bị đơn cũng yêu cầu áp dụng thời hiệu thì toà án sẽ không thể tiến hành giải quyết, xét xử.

Có nhiều loại thời hiệu khác nhau, Bộ luật Dân sự phân loại thành: Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Cụ thể như sau:

Điều 150. Các loại thời hiệu

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.”

2. Làm thế nào để xác định thời hiệu?

Theo quy định hiện hành, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định:

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Nhưng với mỗi loại thời hiệu khác nhau, cách xác định thời hiệu cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Thời hiệu khởi kiện:

Theo khoản 1 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp của bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây thiệt hại, tổn thất cho người khác..

Trường hợp các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì tuỳ theo tính chất của từng quan hệ mà pháp luật có những quy định riêng như “ngay lập tức”, “khoảng thời gian hợp lý”, hoặc “khi có yêu cầu”,…

Theo đó, chỉ sau khi kết thúc thời hạn này mới coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính thời hiệu. Trong một số trường hợp, thời điểm vi phạm là thời điểm xác lập quan hệ hoặc là thời điểm xảy ra một sự kiện nào đó.

  • Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Căn cứ khoản 2 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Điều 152 Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được quy định như sau:

“Điều 152. Hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.”

Như vậy, khi các chủ thể được hưởng các quyền dân sự hay các nghĩa vụ dân sự mà theo thời hiệu thì khi thời hiệu đó kết thúc, quyền hay nghĩa vụ dân sự đó của chủ thể mới phát sinh hiệu lực.

Ví dụ tại Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định “Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm”.

Cụ thể, ông N bắt được 7 con vịt bay vào vườn nhà mình vào ngày 18/6/2022 Đến ngày 21/6/2022 ông Z mới báo chính quyền địa phương cũng như làm thông báo công khai về việc ông bắt được 7 con vịt lạc trong vườn nhà mình. Như vậy, thời hiệu bắt đầu tính 01 tháng để xem xét xác lập quyền sở hữu cho ông N là ngày 21/7/2022.

Theo điểm c khoản 1 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ngày kết thúc thời hiệu là ngày 21/7/2022 và phải là thời điểm kết thúc ngày 21/7/2022 này. Như vậy, bước sang giây đầu tiên của ngày 22/7/2022, ông N chính thức được xác lập quyền sở hữu đối với 7 con vịt bay lạc vào vườn nhà mình nếu như không có bất kỳ ai đến nhận hoặc người đến nhận là chủ sở hữu nhưng không chứng minh được mình là chủ sở hữu của 7 con vịt này.

Đồng thời, trong thời hạn 01 tháng này, ông N luôn có nghĩa vụ phải hoàn trả cả số gà và hoa lợi sinh từ 7 ocn vịt này (nếu có) cho chủ sở hữu của số vịt này. Nên khi hết thời hiệu nêu trên, ông N cũng miễn trừ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số gà cho chủ sở hữu trước của đàn vịt.

Ngoài ra, căn cứ Điều 152 Bộ luật Dân sự, trường hợp pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực

Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Theo quy định tại  khoản 1 Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015 thì tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được hiểu như sau:

Theo quy định của pháp luật thì thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện cụ thể sau đây (khoản 2 Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015)

  • Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu.
  • Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.

Lưu ý: Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác. (khoản 3 Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015)

4. Quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự

4.1. Bắt đầu thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Thời điểm chủ thể được hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời điểm pháp luật quy định cho các chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu là thời điểm thời hiệu đó kết thúc.

4.2. Thời gian không tính vào thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời gian khoảng thời gian chưa bắt đầu thời hiệu để hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện được quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015.

“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.”

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon