Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại

thu-tuc-bo-nhiem-thua-phat-lai

Việc bổ nhiệm Thừa phát lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp lý Việt Nam, mang đến sự hỗ trợ thiết yếu cho công tác thi hành án và giải quyết tranh chấp. Với trách nhiệm chính là lập vi bằng, tống đạt văn bản và hỗ trợ thi hành án, Thừa phát lại không chỉ giúp giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân.. Do vậy, thông qua bài viết này, Luật Dương Gia xin gửi đến Quý bạn đọc một số nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật liên quan đến Thừa phát lại và thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan (Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP).

Để được bổ nhiệm thừa phát lại thì cá nhân đó cần đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 Nghị định Nghị định 61/2009/NĐ-CP, cụ thể:

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Không có tiền án;
  • Có bằng cử nhân luật;
  • Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
  • Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại

Theo Điều 6 NĐ số 08/2020/NĐ-CP quy định về các tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại, cụ thể như sau:

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

3. Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại

Căn cứ tại Điều 10 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thành phần hồ sơ

Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định;

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

Thứ hai, về thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xác minh hoặc có văn bản đề nghị Sở Tư pháp, cơ quan, tổ chức có liên quan xác minh tiêu chuẩn bổ nhiệm, thông tin trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trước khi xem xét, quyết định việc bổ nhiệm. Thời gian xác minh không quá 45 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp có văn bản xác minh; thời gian xác minh không tính vào thời hạn xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại nêu tại khoản này.

Ngoài ra, người đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

4. Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại

Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, bao gồm:

– Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.

– Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẻ thẩm định viên về giá.

– Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

– Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.

– Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

– Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

– Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định này, khi đang là Thừa phát lại thì không được kiêm nhiệm hành nghề hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

5. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại có được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại không?

Trường hợp 1, người bị miễn nhiệm Thừa phát lại chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:

Thứ nhất, người bị miễn nhiệm Thừa phát lại chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khiđáp ứng đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp không được bổ nhiệm lại quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Thứ hai, người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm; không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên thì được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.

Trường hợp 2, người bị miễn nhiệm Thừa phát lại không được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi:

Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại;

Ngoài ra, trường hợp thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ số Hotline 19006586 để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ Luật Dương Gia.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon