Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại

quyen-va-nghia-vu-cua-thua-phat-lai

Thừa phát lại là một chức danh pháp lý quan trọng trong hệ thống tư pháp của Việt Nam, được giao nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và các công việc khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò trung gian giữa các bên trong các vụ việc dân sự và hành chính, thừa phát lại không chỉ cần có kiến thức sâu rộng về pháp luật mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đạo đức nghề nghiệp.

Việc hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại không chỉ giúp họ thực hiện công việc một cách hiệu quả mà còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, góp phần xây dựng một hệ thống tư pháp công bằng và minh bạch.

1. Thừa phát lại và Đặc điểm của Thừa phát lại?

1.1. Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

1.2. Đặc điểm của thừa phát lại

Thừa phát lại có chức năng rộng hơn thi hành án. Có thể kể đến chức năng giúp cho người dân sử dụng vi bằng đó để chủ động làm chứng cứ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó tạo nên một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ, vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cho cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc tranh chấp. Từ đó tăng sự chủ động, giúp người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng điều này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.

Giá trị thứ hai của thừa phát lại nằm ở chức năng tống đạt các văn bản của tòa án. Điều này đã tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp và sự tin cậy trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. Hiện nay, việc tống đạt văn bản của tòa án thường sẽ được gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ do do thư ký tòa án tống đạt trực tiếp cho đương sự.

2. Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại khi hành nghề?

Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại quy định tại Điều 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

2.1. Về quyền của Thừa phát lại

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu;

– Lập vi bằng theo yêu cầu;

– Xác minh điều kiện thi hành án;

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Có thể hiểu quyền của Thừa phát lại chính là những công quyền mà Thừa phát lại được làm khi được nhà nước bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại, họ được phép thực hiện hoặc không thực hiện các quyền này trong khuôn khổ pháp luật quy định.

2.2. Về nghĩa vụ của Thừa phát lại:

Thứ nhất, không thực hiện những việc mà Thừa phát lại không được làm:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình.

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật nhằm tuân thủ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại.

Thứ hai, với hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Thứ ba, tuân thủ theo các quy định pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vị, quyền hạn.

Như vậy, tương tự như các chức danh nghề nghiệp khác thì pháp luật cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại, mục đích của việc quy định này nhằm để Nhà Nước quản lý những chức danh này, nhằm để mỗi cá nhân hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình mà thực hiện cho tốt nhất.

3. Điều kiện và Hồ sơ xin bổ nhiệm Thừa phát lại?

3.1. Điều kiện để cá nhân làm thừa phát lại?

Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án;

– Có bằng cử nhân luật;

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Hồ sơ xin bổ nhiệm và cấp thẻ hành nghề thừa phát lại?

Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:

  1. Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;
  3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại. Xem thêm quy định chi tiết tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP

4. Một số câu hỏi về Thừa phát lại

4.1. Trường hợp nào thì không được lập vi bằng?

Có trường hợp không được lập vi bằng hay không?

Câu trả lời là Có. Một số trường hợp sau đây không được phép lập vi bằng:

Điều 37. Các trường hợp không được lập vi bằng

  1. Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
  2. Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
  3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Theo đó, pháp luật không quy định cụ thể về những trường hợp được phép lập vi bằng, tuy nhiên, theo quy định trong quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại thì Thừa phát lại không được phép lập vi bằng trong những trường hợp như trên.

Hiểu đơn giản những trường hợp không được phép lập vi bằng trong quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại là những trường hợp xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, đời sống riêng tư, những giao dịch liên quan đến phạm vi của công chứng, chứng thực,…thì Thừa phát lại không được phép lập vi bằng.

4.2. Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Tại mục II về quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại, chúng ta đã có phân tích về nội dung kiêm nhiệm hành nghề của Thừa phát lại, cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về công việc Thừa phát lại không được làm là:

Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Như vậy, nếu đã hành nghề Thừa phát lại, thì Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư.

4.3. Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp thẻ cho thừa phát lại có những thành phần nào?

Để được hành nghề và cấp thẻ Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;

– 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2 cm x 3 cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Như vậy, để đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại, thì văn phòng Thừa phát lại cần cung cấp đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, sau đó chờ duyệt, ghi danh của Sở Tư pháp.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon