Tội loạn luân theo bộ luật hình sự

toi-loan-luan-quy-dinh-cua-phap-luat-hinh-su-ve-toi-loan-luan

Trong xã hội phong kiến hay ở thời hiện đại thì tôn ti, trật tự trong gia đình luôn là điều được quan tâm hàng đầu. Thế nhưng đâu đó vẫn còn những số phận đau thương mang tên “loạn luân” Về khái niệm theo Từ điển Việt Nam, loạn luân được hiểu là “có quan hệ nam nữ về xác thịt với nhau giữa những người có quan hệ họ hàng gần, trái với phong tục hoặc pháp luật”. Vây, bạn đã biết thế nào là loạn luân chưa? Nắm chắc khái niệm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Như thế nào là tội loạn luân? Và những quy định xử lý tội loạn luân ra sao? Hãy cùng Luật Dương Gia giải đáp nhé!

Căn cứ pháp lý

Thuê Luật sư hình sự tại Đà Nẵng

1. Loạn luân là gì?

Loạn luân là (Hành vi) giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017) định nghĩa về hành vi loạn luân, cụ thể như sau:

“Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha”.

Có thể nhận thấy Loạn luân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng quan hệ gia đình.

Hành vi loạn luân được quy định là tội danh độc lập thuộc nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong luật hình sự Việt Nam kể từ khi Bộ luật hình sự cũ năm 1985 có hiệu lực.

Tội loạn luân được hiểu là hành vị thuận tình giao cấu giữa những người mà giữa họ có quan hệ gia đình gần gũi với nhau hoặc là cùng dòng triều về trực hệ hoặc là giữa anh chị em ruột (cùng cha mẹ hoặc chỉ cùng mẹ hay cha).

Tội loạn luân cần được phân biệt với trường hợp giữa những người có đủ điều kiện về chủ thể của tội loạn luân có hành vi giao cấu với nhau nhưng không phải là thuận tình mà do một trong hai người đã dùng thủ đoạn khác nhau để giao cấu với người kia trái với ý muốn của họ. Trường hợp này trước hết cấu thành tội phạm xâm phạm tình dục tương ứng với thủ đoạn đã sử dụng có thể là tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm… Tình tiết loạn luân được coi là tình tiết tăng nặng định khung khi tội xâm phạm tình dục đó có quy định như tội hiếp dâm… Trong trường hợp tội xâm phạm tình dục đã phạm không quy định tình tiết này thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

2. Các yếu tố cấu thành tội loạn luân

– Chủ thể.

Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

–  Khách thể.

Đối tượng của tội phạm là sự phát triển bình thường của nòi giống và sư phát triển bình thường về tình dục của người chưa đến tuổi trưởng thành.

– Mặt khách quan.

*Hành vi phạm tội của tội phạm là hành vi giao cấu với người có cùng dòng máu trực hệ với anh, chị, em và cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Hành vi giao cấu đó phải được sự thỏa thuận, đồng tình của hai người, nếu một trong hai người bị ép buộc hoặc bị cưỡng bức thì người có hành vi ép buộc, cưỡng bức không bị phạm tội loạn luân mà tùy vào trường hợp cụ thể mà người có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm.

Hành vi loạn luân làm pháp sinh hậu quả ảnh hưởng đến tinh thần của người thân trong gia đình, danh dự nhân phẩm, sức khoẻ của người thân và cả chính người phạm tội, có hành vi giao cấu xảy ra ảnh hương nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục, truyền thông văn hoá của dân tộc.

– Mặt chủ quan.

Người thực hiện hành vi loạn luân thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, tức là người phạm tội biết người mà mình giao cấu là người có dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh chị em ruột thì bị coi là tội phạm tội.

3. Xử phạt đối với tội loạn luân

3.1. Tội loạn luân theo Bộ luật Hình sự

Tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như sau:

“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Trong đó, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau theo Khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Như vậy, đối với hành vi loạn luân nếu có đủ các yếu tố cấu thành thì người phạm tội có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự từ 1 đến 5 năm tù giam.

3.2. Các hình phạt đối cấu thành tội loạn luân theo Bộ luật Hình sự

Hiện nay, không có văn bản nào hướng dẫn tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015, tuy nhiên có thể tham khảo tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn tội loạn luân theo Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

– Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

– Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi loạn luân còn được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của các tội sau:

+ Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015). Có thể bị xử phạt tù từ 05 – 20 năm tuỳ vào mức độ phạm tội.

+ Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội hiếp dâm trẻ em theo điều 142 Bộ luât Hình sự 2015 có thể bị xử phạt từ 5-20 năm tù giam tuỳ vào mức độ.

+ Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015);

+ Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em theo điều 142 Bộ luật hình sự 2015.

4. Giải đáp thắc mắc về tội loạn luân

4.1. Quan hệ tình dục với em cùng cha khác mẹ thì có phạm tội loạn luân

Như đã phân tích ở trên yếu tố cấu thành tội loạn luân phải dựa vào các mặt: chủ quan- khách quan, chủ thể và khách thể ở trường hợp quan hệ tình dục với em cùng cha khác mẹ thì có phải phạm tội loạn luân không thì sẽ phân tích trên hai mặt như sau:

– Thứ nhất, Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì quan hệ tình dục với em cùng cha khác mẹ thì phạm tội loạn luân nếu một trong hai đều biết rõ mình là anh em cùng cha khác mẹ.

– Thứ hai,  trường hợp cả hai khi giao cấu với nhau đều không biết người đó là người có cùng dòng máu trực hệ là anh chị em cùng cha khác mẹ với mình thì không phạm tội loạn luân mà được xếp với tội khác có tính chất loạn luân, ví dụ như:

+ Khi quan hệ tình dục nếu một trong hai không tự nguyện, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,… để ép giao cấu thì trong trường hợp này cấu thành tội hiếp dâm có tính chất loạn luân căn cứ khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 hoặc tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

 + Nếu cả hai tự nguyện và cả hai đều không biết người kia là anh chị em cùng cha khác mẹ với mình thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.

 4.2. Cưỡng ép cháu gái của mình quan hệ tình dục thì có phạm tội loạn luân không?

Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 thì người có cùng dòng máu trực hệ là: “những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Như vậy, theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì khi hai người tình nguyện giao cấu với nhau, hai người có cùng dòng máu trực hệ thì khi đó tội loạn luân được cấu thành.

Còn trong trường hợp cưỡng ép cháu gái chưa đủ 16 tuổi quan hệ tình dục thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tính chất loạn luân. Căn cứ pháp lý cụ thể được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015.

4.3. Quan hệ tình dục với con nuôi hoặc cháu nuôi dưới 13 tuổi thì có phạm tội loạn luân không?

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì khi giao cấu mà một trong hai người biết rõ người còn lại có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và cả hai đều tự nguyện giao cấu với nhau thì tội phạm của tội loạn luân mới hoàn thành.

Do đó, đối với những trường hợp giao cấu không cùng dòng máu trực hệ nhưng theo pháp luật vẫn có quan hệ gia đình như: con nuôi với cha mẹ nuôi, cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội loạn luân.

Cho nên, nếu quan hệ tình dục với con nuôi hoặc cháu nuôi dưới 13 tuổi thì không phạm tội loạn luân mà có thể cấu thành tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi theo bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là nội dung về Tội loạn luân là gì? Quy định của pháp luật Hình sự về tội loạn luân, Luật Dương Gia gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 19005668 hoặc theo thông tin trên Website  để được giải đáp nhanh nhất các vẫn đề cần tư vấn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon