Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy?

phan-biet-toi-tang-tru-trai-phep-chat-ma-tuy-va-toi-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy

Ma túy đã có từ rất lâu trong xã hội loài người và đi kèm theo nó là các loại tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp, căn bệnh thế kỷ AIDS. Mặc dù công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy ngày càng được tăng cường và được phát động trên phạm vi toàn thế giới nhưng loại tội phạm này lại có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành hiểm họa chung của toàn nhân loại. Bộ luật hình sự Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tội phạm ma túy và khung hình phạt đối với các loại tội phạm này. Bài viết dưới đây sẽ đi vào phân tích về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy, trên cơ sở đó làm căn cứ để phân biệt hai loại tội phạm này.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015).

– Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an.

1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tàng trữ trái phép chất ma túy bao gồm 4 yếu tố khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Bốn yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại trong một thể thống nhất:

– Mặt khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

Các tội phạm này xâm phạm chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động của tội phạm: là các chất ma túy.

– Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

Hành vi khách quan của các tội này là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; – Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR- 11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililit đến dưới 100 mililít; + Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 249 BLHS.

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

– Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

+ Lỗi: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

+ Mục đích của tội phạm: Mục đích phạm có ý nghĩa quan trọng trong định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy bởi lẽ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ có thể phạm tội này nếu không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tủy. Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về các tội tương ứng như: tội mua bán trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy hay tội sản xuất trái phép chất ma túy.

– Mặt chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy:

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.

2. Tội mua bán trái phép chất ma túy

Tội mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi mua, bán, trao đổi thanh toán trái phép chất ma túy, tổ chức, xúi giục, giúp sức thực hiện các hành vi mua bán, trao đổi không phụ thuộc vào nguồn gốc ma tủy do đâu mà có do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện bằng lỗi cố ý.

Về mặt cấu trúc, tội mua bán trái phép chất ma túy bao gồm bốn yếu tố: Khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm.

– Mặt khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy. Nhà nước phải độc quyền quản lý các chất ma túy vì việc vi phạm chế độ quản lí ma túy của nhà nước sẽ dẫn đến việc đe dọa trật tự an toàn công cộng, suy giảm sức khỏe con người…

Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. BLHS năm 2015 quy định tội mua bán trái phép chất ma túy trong một điều luật độc lập nhưng không mô tả cụ thể hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Theo quy định tại mục 3.3 phần II Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an thì “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Xin chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán … lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

+ Tàng trữ chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Vận chuyển chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua g bán trái phép chất ma túy.

Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm có cấu thành hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy được hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan đã nêu trên.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi: Người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội phải nhận thức được rõ đối tượng mua bán là chất ma túy. Theo quy định thông tư liên tịch Số 08/2015/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 11 năm 2015 thì trong trường hợp người thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy ý thức rằng chất đó là ma túy, qua giám định không phải chất ma túy thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015.

Trường hợp người phạm tội biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.

+ Mục đích của tội phạm: Hành vi bán luôn chứa đựng mục đích bán, hành vi mua nhằm bán hoặc trao đổi thanh toán nhằm mục đích bán… Như vậy mục đích luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.

– Mặt chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định.

+ Người từ 16 tuổi luôn phải chịu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy.

+ Đối chiếu theo quy định tại Điều 9, khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 với quy định tại Điều 251 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS năm 2015.

3. Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy

 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Tội mua bán trái phép chất ma túy
Cơ sở pháp lý Điều 249 BLHS năm 2015 Điều 251 BLHS năm 2015
Mặt khách thể của tội phạm  Xâm phạm chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy.
Hành vi khách quan Hành vi khách quan của các tội này là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; – Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR- 11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililit đến dưới 100 mililít; + Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 249 BLHS.

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Theo quy định tại mục 3.3 phần II Thông tư số 08/VBHN-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công an thì “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Xin chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán … lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

+ Tàng trữ chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Vận chuyển chất ma tủy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua g bán trái phép chất ma túy.

 

Mục đích của tội phạm Để người phạm tội sử dụng ma túy hoặc mục đích khác và không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy. Hành vi bán luôn chứa đựng mục đích bán, hành vi mua nhằm bán hoặc trao đổi thanh toán nhằm mục đích bán… Như vậy mục đích bán luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm mua bán trái phép chất ma túy.
Lỗi Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội phạm Người từ 16 tuổi luôn phải chịu trách nhiệm về tội tàng trữ và tội mua bán trái phép chất ma túy.

+ Đối chiếu theo quy định tại Điều 9, khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015 với quy định tại Điều 249, Điều 251 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 249 và tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 251 BLHS năm 2015.

Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về  tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy, làm cơ sở để phân biệt hai loại tội phạm này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006586 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon