Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có phải làm thủ tục ly hôn không?

song-chung-nhu-vo-chong-nhung-khong-dang-ky-ky-ket-hon-co-phai-lam-thu-tuc-ly-hon-khong

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là một hiện tượng đã và đang tồn tại trong xã hội ta như một hiện tượng khách quan và có xu hướng ngày càng phổ biến. Tình trạng này sẽ gây ra những tác động lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ chung sống như vợ chồng mối về quan hệ tài sản con cái phát sinh trong quá trình chung sống.

Có rất nhiều thắc mắc được đặt ra như là: Sống chung như vợ chồng là gì? Sống chung như vợ chồng có được công nhận là vợ chồng khi nào? Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có phải làm thử tục ly hôn không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc bạn đang gặp phải.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về thi hành luật hôn nhân và gia đinh năm 2000;

Thuê luật sư ly hôn thuận tình tại Đà Nẵng

1. Vợ chồng được coi là hợp pháp khi nào?

Vợ chồng được coi là hợp pháp khi thoả mãn các điều kiện sau: 

  • Thứ nhất,  Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

  • Thứ hai, căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định đăng ký kết hôn

– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

– Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

  • Thứ ba, Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Như vậy, Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn nêu trên thì sẽ được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp.

2. Quy định của pháp luật về quan hệ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn?

2.1. Sống chung như vợ chồng là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”

Do đó, nam nữ tổ chức sống chung với nhau, coi nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn được coi là chung sống như vợ chồng. Việc chung sống này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung, có tài sản chung, có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng. Thời điểm phát sinh một trong những sự kiện trên sẽ được xác định là thời điểm mà nam, nữ bắt đầu cho việc có chung sống như vợ chồng với nhau.

2.2. Điều kiện để được sống chung như vợ chồng?

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn khái niệm chung sống như vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Tuy nhiên , theo quy định tại Điểm c,d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì những người thuộc các đối tượng trên không đươc chung sống như vợ chồng với nhau:

  • Thứ nhất,  người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
  • Thứ hai, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2.3. Những trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký giấy kết hôn:

Theo Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về thi hành luật hôn nhân và gia đình 2000 đã có hướng dẫn như sau:

“3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. “

Từ các quy định trên, việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký chia làm 3 trường hợp sau:

Trường hợp 1, Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987

Trường hợp 2, Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001

Trường hợp 3, Trường hợp sống chung kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến nay.

Thủ tục ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng

3. Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký ký kết hôn có phải làm thủ tục ly hôn không?

Xét theo từng trường hợp được quy định tại các điểm a,b,c Điều 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 thì việc nhận biết việc Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký ký kết hôn thì có phải làm thử tục ly hôn không? Sẽ được giải quyết như sau:

Trường hợp một, Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987:

Đối với những cặp vợ chồng sống chung với nhau trước ngày 01/01/1987. Trường hợp này vẫn được Pháp luật công nhận vợ chồng mặc dù không đăng ký kết hôn. Nếu hai bên không muốn sống chung với nhau nữa thì cẩn phải làm thủ tục ly hôn và Tòa án sẽ là cơ quan thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình 2000.

Như vậy, Nam nữ chung sống với nhau trong thời gian từ trước ngày 01/1/1987 nếu muốn không sống chung với nhau nữa thì cần phải làm thủ tục ly hôn.

Trường hợp hai, Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001.

Ví dụ:  Ba mẹ bạn sống chung với nhau từ năm 1996 nhưng không làm đăng ký kết hôn trường hợp này bố mẹ bạn không được coi là vợ chồng hợp pháp, pháp luật không thừa nhận. Do đó, trong trường hợp này mẹ bạn muốn ly hôn thì không cần phải làm thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Như vậy, Trường hợp sống chung từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật thì phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003.

  • Nếu trong thời hạn này hai bên đã thực hiện việc đăng ký kết hôn thì hai người này được xem là vợ chồng hợp pháp, khi có yêu cầu ly hôn thì cần phải làm thủ tục ly hôn sẽ được Toà án chấp thuận và giải quyết.
  • Nếu sau thời hạn này vẫn không đăng ký kết hôn khi có yêu cầu ly hôn hoặc mong muốn ly hôn thì không cần phải làm thủ tục ly hôn.

Trường hợp ba, Trường hợp sống chung kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến nay.

Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng trong thời gian kể từ ngày 01/01/2001 mà không đăng ký kết hôn. Trường hợp này không được pháp luật công nhận là vợ chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.

Như vậy, không làm thủ tục ly hôn đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn trong thời gian từ ngày 01/01/2001 đến nay.

Tuỳ thuộc vào từng khoảng thời gian nhất định có thể biết được nam nữ sống chung với nhau nhưng không đăng ký ký kết hôn khi có mong muốn ly hôn thì có phải làm thử tục ly hôn không.

4. Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

4.1. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng:

 Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”

Như vậy, Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được ưu tiên giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp không thoả thuận được sẽ giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.2. Đối với các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong trường hợp này:

Theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:”Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Như vậy, dù quan hệ hôn nhân của nam, nữ chung sống với nhau không được pháp luật thừa nhận thì quan hệ giữa họ với con cái cũng vẫn được pháp luật bảo vệ bởi con cái sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó đối với nam nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền cũng như trách nhiệm của họ đối với các con của mình. Họ vẫn có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình đối với con như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,..

Trên đây là một số câu trả lời cũng như quy định về Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký ký kết hôn có phải làm thử tục ly hôn không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được tư vấn và hỗ trợ

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon