Mâu thuẫn như thế nào được coi là mục đích hôn nhân không đạt được

mau-thuan-nhu-the-nao-duoc-coi-la-muc-dich-hon-nhan-khong-dat-duoc

Hôn nhân là sự liên kết được phát sinh và thừa nhận thông qua hoạt động kết hôn và được biểu hiện thành một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, được gọi là vợ chồng. Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân, việc mâu thuẫn vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Có khi là những trận cãi nhau không hồi kết, cũng có khi là những trận đòn roi kéo dài từ năm này qua năm khác, rồi sau đó lấy lý do là không đạt được mục đích hôn nhân để ly hôn. Vậy, như thế nào là mục đích hôn nhân, mâu thuẫn như thế nào là không đạt được mục đích của hôn nhân? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ giải đáp thắc mắc về các vấn đề trên theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Thuê luật sư ly hôn thuận tình

Thuê luật sư ly hôn đơn phương

Căn cứ pháp lý

1. Mục đích của Hôn nhân là gì?

Pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về khái niệm hôn nhân tại Khoản 1 Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đinh theo đó Hôn nhân được định nghĩa như sau:

“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”

Như vậy, có thể hiểu hôn nhân là việc một nam và một nữ có mục đích chung sống lâu dài và có mong muốn cùng nhau xây dựng hạnh phúc họ tiến tới kết hôn và tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xác lập quan hệ hôn nhân.

Đồng thời, có thể hiểu hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ chồng hợp pháp. Và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyên và nghĩa vụ nhất định cho các bên. Hôn nhân cũng là sự kết hợp giữa vợ chồng về tình cảm, sự tự nguyện, sự bình đẳng về các quyền và tôn giáo hợp pháp, dân chủ, hoà thuận và bền vững….

2. Đặc điểm của hôn nhân

Thứ nhất, Hôn nhân là sự liên kết giữa hai người một nam và một nữ – được gọi chung là một vợ và một chồng

Thứ hai, Hôn nhân dựa trên cơ sở tự nguyện: Tự quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở.

Thứ ba, Trong quan hệ hôn nhân nam, nữ đều hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật, có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt, không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam hay người nước ngoài, là nam hay nữ, người thuộc dân tộc hay tôn giáo…. Những quy định này được quy định rõ tại Khoản 2 điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Thứ tư, Trong quan hệ hôn nhân, các quên tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiẹn kết hôn và đăng ký kết hôn, khi chấm dứt hôn nhân….

Có thể nhận thấy, hôn nhân là tiền đề cho một gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững dựa trên cơ sở tự nguyện và đáp ứng đủ các tiêu chí của pháp luật. Trong đó mọi người thương yêu, giúp đỡ nhau phát triển và bảo đảm cho đời sống lành mạnh, tương lai con cái được tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội được phát triển thịnh thượng và mọi người trong gia đình đều tập trung phát triển bản thân, cùng nhau cải thiện đời sống và phát triển đất nước.

3. Thế nào là không đạt được mục đích hôn nhân?

Không đạt được mục đích hôn nhân được hiểu là việc các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không thực hiện được những vấn đề mà họ đã hướng tới từ trước.

Tại quy định tại điểm a3 mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có quy định:

“Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng, không giúp đỡ, tạo Điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”

Thứ nhất, không có tình nghĩa vợ chồng: Quan hệ hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ, họ phải có sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, nghĩa vụ sống chung với nhau sẽ giúp cho tình nghĩa vợ chồng có thể cải thiện. Việc vi phạm nghĩa vụ trong hôn nhân khiến cho tình nghĩa vợ chồng không còn, dẫn đến mục đích hôn nhân không đạt được.

Thứ hai, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng: người vợ hoặc chồng đã vi phạm quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đó là việc vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ về mọi mặt.

Thứ ba, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng của vợ, chồng. Đây là việc một trong chủ thể vi phạm Điều 21, 22 theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình.

Hậu quả của việc không đạt được mục đích hôn nhân:

Khiến cho các chủ thể lâm vào bế tắc, hạnh phúc gia đình đứng bên bờ vực, vì vậy mà “Mục đích của hôn nhân không đạt được”, là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn theo yêu cầu một bên, được quy định tại Khoản 1, Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

4. Mâu thuẫn thế nào được coi là mục đích hôn nhân không đạt được?

Theo như phân tích tại mục 3 bài viết thì: “Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”

Như vậy, mâu thuẫn được xem là mục đích hôn nhân không được được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng có những mâu thuẫn phát sinh như:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

5. Dịch vụ hỗ trợ của Luật Dương Gia

Lựa chon Luật sư tư vấn về “Ly hôn” là một lựa chon khôn ngoan. Bởi lẽ, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức pháp luật cần thiết nếu có tranh chấp về quyền nuôi con và tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt thay mặt bạn làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết liên quan đến việc ly hôn, giúp bạn giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng và đỡ tốn kém chi phí phát sinh.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Dương Gia nhằm giải đáp nội dung liên quan đến “Mâu thuẫn như thế nào được coi là mục đích hôn nhân không đạt được”.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon