Các trường hợp được miễn đào tạo Công chứng viên

cac-truong-hop-duoc-mien-dao-tao-cong-chung-vien

Công chứng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính pháp lý cho các giao dịch dân sự, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Nhận thức được tầm quan trọng này, pháp luật quy định những điều kiện chặt chẽ để trở thành công chứng viên, bao gồm việc tham gia khóa đào tạo nghề công chứng. Tuy nhiên, luật pháp cũng quy định một số trường hợp được miễn đào tạo công chứng viên.

Bài viết này của Luật Dương Gia sẽ làm rõ vấn đề miễn đào tạo Công chứng viên, giải đáp những thắc mắc thường gặp và cung cấp thông tin cho các cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.

Căn cứ pháp lý:

Luật Công chứng 2014.

1. Các trường hợp được miễn đào tạo Công chứng viên

Công chứng đóng vai quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ pháp luật cho các giao dịch dân sự. Vậy Công chứng là gì? Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng 2014 quy định về định nghĩa khái niệm công chứng là: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Theo Điều 10 Luật Công chứng 2014, những trường hợp sau được miễn khỏi khóa đào tạo chuyên môn công chứng:

Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng

1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:

a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.

Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật công chứng 2014 thì những người được miễn đào tào nghề công chứng bao gồm: Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

2. Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Công chứng viên

Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật công chứng được ban hành và có hiệu lực đã co những quy định về các loại giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề công chứng. Do đó, so với quy định hiện nay tại Thông tư số 06/2015/TT-BTP, khoản 2 Điều 3 Thông tư 01 này đã bổ sung nhiều loại giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng.

Cụ thể, một trong các giấy tờ sau đây được xem là giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng là một trong các giấy tờ sau đây:

“a) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

b) Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Bằng tiến sĩ luật; trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

d) Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian hành nghề luật sư từ 05 năm trở lên;

đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật“.

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì một trong những điều kiện để trở thành công chứng viên là người có nhu cầu trở thành công chứng viên cần phải tham gia khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, một số đối tượng cụ thể có thể được miễn tham gia đào tạo nghề công chứng. Và đề được chứng minh miễn đào tạo nghề công chứng thì các cá nhân phải cũng cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đã được bổ nhiệm như pháp luật hiện hành đã quy định

3. Thủ tục bổ nhiệm Công chứng viên của người được miễn đào tạo nghề công chứng

 Bước 1: Người được miễn đào tạo nghề công chứng, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại Sở Tư pháp, nhận giấy biên nhận. Trong đó, thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;

+ Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật hoặc bằng tiến sỹ luật;

+ Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng, một trong các giấy tờ sau:

+ Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh thẩm phán, bản sao có chứng thực Giấy chứng minh kiểm sát viên, bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận điều tra viên.

+ Bản sao có chứng thực Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; bản sao có chứng thực bằng tiến sỹ luật.

+ Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên thì phải có bản sao có chứng thực thẻ luật sư và Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó xác nhận rõ về thời gian hành nghề luật sư.

+ Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật.

+ Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ.

+ Giấy tờ chứng minh nghỉ hưu hoặc thôi việc (trường hợp cán bộ công chức đã nghỉ hưu hoặc thôi việc).

Trong trường hợp người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên nộp bản sao thì phải mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ).

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn đề người đến nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 2:  Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển cho các phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp để kiểm tra, xem xét, trường hợp hồ sơ đầy đủ. hợp lệ thì nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.

Bước 3: Người được miễn đào tạo nghề công chứng, nhận Quyết định bổ nhiệm công chứng viên do Bộ Tư pháp gửi gửi qua hệ thống bưu chính.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bổ nhiệm công chứng viên tuân theo những tiêu chí nhất định, đồng thời loại trừ một số trường hợp không đáp ứng điều kiện. Cụ thể, những người sau đây không được bổ nhiệm làm công chứng viên: người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý; đã bị kết án về tội phạm do cố ý; Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,…. Các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên cũng được áp dụng tương tự đối với việc bổ nhiệm viên chức, công chức, cán bộ theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó thì việc bổ nhiệm công chứng viên còn không được thực hiện đối với những cán bộ, công chức, viên chức bị buộc thôi việc; Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Như vậy, để có thể tiến hành bổ nhiệm công chứng viên thì những người được miễn đào tạo nghề công chứng muốn được bổ nhiệm công chứng viên thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuẩn bị và nộp hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Việc tuân thủ pháp luật mang lại nhiều lợi ích cho quá trình bổ nhiệm công chứng viên của người được miễn đào tạo. Nhờ vậy, quá trình này diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và chính xác hơn. Đồng thời, việc tuân thủ pháp luật cũng đảm bảo tối đa quyền lợi cho những người được miễn đào tạo nghề công chứng trong suốt quá trình bổ nhiệm. Điều này phù hợp với quy định của Luật Công chứng hiện hành

Luật quy định một số trường hợp được miễn tham gia khóa đào tạo nghề công chứng. Bài viết này đã tóm tắt những trường hợp đó để giúp bạn đọc nắm rõ hơn.

Trường hợp bạn cần hỗ trợ pháp lý? Luật Dương Gia chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Đội ngũ luật sư tâm huyết, giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, mang đến cho bạn giải pháp pháp lý phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể, giúp bạn bảo vệ quyền lợi một cách tối ưu nhất.

Trên đây là bài viết liên quan đến nội dung về Các trường hợp được miễn đào tạo Công chứng viên. Trường hợp có thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline: 19006568 để được hỗ trợ và tư vấn.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon