Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chứng (Phần 9)

bo-cau-hoi-trac-nghiem-on-thi-cong-chung-phan-9

Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi công chứng, việc nắm vững kiến thức chuyên môn và làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm là yếu tố then chốt để đạt được kết quả cao. Để hỗ trợ các ứng viên trong việc ôn luyện, chúng tôi đã tổng hợp và xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chứng phần 9, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và củng cố kiến thức một cách có hệ thống và hiệu quả nhất. Bộ câu hỏi bao gồm nhiều chủ đề liên quan đến pháp luật, quy định và nghiệp vụ công chứng, bám sát nội dung thi thực tế. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi sắp tới.

Luật Dương gia rất mong các bạn có thể tham khảo và áp dụng được trong kỳ thi. Chúc các bạn ôn tập đạt kết quả cao.

(Lưu ý: Câu hỏi chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là dạng đề thi

Vui lòng không đánh giá chất lượng tài liệu)

Dữ liệu chung, sử dụng cho câu hỏi 1 đến 4

– Trước khi chết, ông A thường trú tại xã P, huyện Q, tỉnh K có để lại di sản là sổ tiết kiệm trị giá 12 tỷ và nhà, đất có địa chỉ tại xã S, huyện K, tỉnh Q (đây là tài sản riêng của ông A khi còn sống), cha mẹ và vợ của ông A đều đã chết trước ông A.

– Ông A có 03 người con là A1, A1, A3 (đều không thuộc người thừa kế theo Điều 644 BLDS 2015).

– A1 có vợ là Y và có con là M. A2 có vợ là K và hai con chung là T và H.

– Trước khi chết, ông A đã truất quyền thừa kế của A1. Biết tại thời điểm thực hiện việc phân chia di sản, cả A1 và A2 đều đã chết trước ông A và có địa chỉ thường trú tại xã M, huyện Q, tỉnh K.

Câu 1: Xác định địa điểm thực hiện việc niêm yết thụ lý việc công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản do ông A để lại với di sản là sổ tiết kiệm:

A: UBND xã P, huyện Q, tỉnh K;

B: UBND xã P và xã M thuộc huyện Q, tỉnh K;

C: UBND xã P, xã M và xã S thuộc huyện Q, tỉnh K;

D: UBND xã S, huyện Q, tỉnh K.

(Đáp án B)

Câu 2: Xác định tổ chức hành nghề có thẩm quyền công chứng đối với yêu cầu nêu trên:

A: Tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh K;

B: Tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại huyện Q;

C: Tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại xã S;

D: Bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào;

(Đáp án D)

Câu 3: Xác định người thừa kế được hưởng di sản do ông A để lại với yêu cầu công chứng nêu trên:

A: A3;

B: A3 và Y;

C: A3, Y, T và H;

D: A3, T và H.

(Đáp án D)

Câu 4: Xác định phần di sản mà A3 được hưởng là:

A: 6 tỷ;

B: 4 tỷ;

C: 3 tỷ;

D: 12 tỷ.

(Đáp án A)

Câu 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho:

A: Cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở;

B: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở;

C: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở;

D: Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở;

(Đáp án C)

Câu 6: Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP gồm bao nhiêu điều:

A: 20 điều;

B: 18 điều;

C: 15 điều;

D: 12 điều.

(Đáp án C)

Dữ liệu chung, sử dụng cho câu hỏi 7,8

Trước khi kết hôn, anh Đặng Quang Khánh có đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Trong thời gian sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, anh Khánh đã tích lũy được một khoản tiền và sử dụng mua một căn hộ chung cư vào đầu năm 2018. Tháng 8/2019, anh Khánh kết hôn với chị Nguyễn Mai Trang. Nay, do anh Khánh nhất trí sẽ nhập tài sản riêng là căn hộ này vào tài sản chung vợ chồng nên vợ chồng anh Khánh, chị Trang đến tổ chức hành nghề công chứng để đề nghị lập và chứng nhận văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng.

Câu 7: Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

A: Phiếu YCCC, dự thảo văn bản, giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận kết hôn của anh Khánh và chị Trang;

B: Phiếu YCCC, dự thảo văn bản (nếu có), giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận kết hôn của anh Khánh và chị Trang, giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư;

C: Phiếu YCCC, dự thảo văn bản (nếu có), giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận nơi cư trú, giấy chứng nhận kết hôn của anh Khánh và chị Trang, giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của anh Khánh tại thời điểm được công nhận quyền sở hữu đối với căn hộ đã mua;

D: Phiếu YCCC, dự thảo văn bản (nếu có), giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận kết hôn của anh Khánh và chị Trang, giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của anh Khánh tại thời điểm được công nhận quyền sở hữu đối với căn hộ đã mua;

(Đáp án D)

Câu 8: Anh Khánh và chị Trang đề nghị công chứng viên soạn thảo văn bản với một số nội dung. Nội dung nào sau đây có thể được ghi nhận:

A: Anh Khánh đồng ý nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng với điều kiện chị Trang phải có trách nhiệm thanh toán cho anh Khánh 500 triệu đồng để anh Khánh mua xe ô tô;

B: Bằng việc tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng như vậy, anh Khánh giao toàn bộ trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ mình cho chị Trang, chị Trang cũng nhất trí nhận trách nhiệm này.

C: Anh Khánh và chị Trang cũng thống nhất sẽ chỉ thực hiện đăng ký biến động chủ sở hữu sau thời hạn 02 năm kể từ ngày ký kết văn bản.

D: Tất cả các nội dung trên đều không được ghi nhận.

(Đáp án A)

Câu 9: Di tặng là gì?

A. Là việc người lập di chúc dành một phần di sản của mình để tặng cho người khác.

B. Là việc người lập di chúc dành toàn bộ di sản của mình để tặng cho người khác.

C. Là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mình.

D. Là việc người lập di chúc dành toàn bộ di sản để tặng cho người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mình.

(Đáp án A)

Câu 10: Nhận định sau phù hợp mức phí đóng bảo hiểm nghề nghiệp công chứng viên:

A. Do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tổ chức hành nghề công chứng thỏa thuận không thấp 03 (ba) triệu đồng năm cho công chứng viên.

B. Theo quy định tổ chức xã hội – nghề nghiệp công chứng viên.

C. Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức xã hội – nghề nghiệp công chứng viên thỏa thuận không thấp 03 (ba) triệu đồng năm cho công chứng viên.

D. Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức hành nghề công chứng tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng viên trường hợp tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận.

Câu 11: Mức phí công chứng hợp đồng bảo lãnh là bao nhiêu?

A. 50.000 đồng

B. 100.000 đồng

C. 150.000 đồng

D. Theo giá trị tài sản bảo lãnh

Câu 12: Pháp nhân có được quyền hưởng di sản thừa kế không?

A. Có

B. Không

Tùy trường hợp

(Đáp án A – Điều 609 BLDS)

Câu 13: Di sản bao gồm:

A. Tài sản của người chết

B. Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

C. Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

D. Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của người chết và phát sinh từ phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

(Đáp án C – Đ612 BDS)

Câu 14: Nhận định sau đúng hay sai: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế.

A. Đúng

B. Sai

(Đáp án B – Điều 613 BLDS)

Câu 15: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là khi nào?

A. Kể từ khi người để lại di sản chết

B. Kể từ thời điểm mở thừa kế

C. Kể từ thời điểm những người thừa kế ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản

D. Kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu sang những người thừa kế

(Đáp án B – Điều 614)

Câu 16: Người quản lý di sản có thể là ai?

A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Người được chỉ định trong di chúc

C. Người được những người thừa kế thỏa thuận cử ra

D. Tất cả các phương án trên

(Đáp án D – Điều 616 BLDS)

Câu 17: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là bao lâu?

A. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

B. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế

C. 30 năm đối với bất động sản , 15 năm đối với động sản

D. 30 năm đối với bất động sản, 15 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế

(Đáp án B – Điều 623 BLDS)

Câu 18: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là bao lâu?

A. 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

B.05 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

C. 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

D. 15 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

(Đáp án C – Điều 623 BLDS)

Câu 19: Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là bao lâu?

A. 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

B. 05 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

C. 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

D. 15 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

(Đáp án A – Điều 623 BLDS)

Câu 20: Có bao nhiêu loại di chúc bằng văn bản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

(Đáp án C – Điều 628 BLDS)

Trên đây là Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chứng viên (Phần 9). Bạn cần thông tin thêm vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon