Học thuyết chính trị Hy Lạp cổ đại

hoc-thuyet-chinh-tri-hy-lap-co-dai

Tư tưởng chính trị của người Hy Lạp cổ đại trải qua ba giai đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất – phát sinh quan niệm về nhà nước và pháp luật (thế kỷ VIII – VI tr. CN) gắn liền với việc hình thành thể chế nhà nước. Giai đoạn thứ hai – phát triển cao và tổng kết những học thuyến nhà nước – pháp luật (thế kỷ V – nửa đầu thế kỷ IV tr. CN), trùng hợp với thời kỳ hưng thịnh và suy vong của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ (chủ yếu là ở Aten). Giai đoạn thứ ba – khủng hoảng học thuyết chính trị (nửa sau thế kỷ IV – II tr. CN) như là sự phản ánh sự suy vong của hệ thống quốc gia – thành thị vào thời kỳ văn minh cổ đại Hy Lạp.

Các hệ tư tưởng chính trị pháp lý ở Hy Lạp cổ đại:

1. Tư tưởng chính trị thời kỳ hình thành quốc gia chiếm hữu nô lệ

Mầm móng quyền lực chính trị đã chín muồi trong giai đoạn tan rã của các quan hệ thị tộc – bộ lạc. Trong điều kiện gia tăng nhanh chóng sự chênh lệch tài sản và phân hóa mạnh mẽ của công xã, tầng lớp quý tộc thừa kế ngày một trở nên giàu có đã tách ra. Tầng lớp này áp dụng các thể chế truyền thống để tự củng cố và chính thức hóa sở hữu cá nhân nhằm bóc lột những đồng bào và họ hàng của mình. Các tổ chức của chế độ thị tộc dần dần trở thành công cụ thống trị những người không có tài sản.

Một trong những văn kiện đầu tiên ghi chép rõ ràng khởi điểm của việc thiết lập chính quyền nhà nước cổ đại Hy Lạp là bản trường ca tuyệt tác của Ghêxiôt mang nặng màu sắc bi ai của người nông dân bị phá sản miền Bêôti, với nhan đề “Lao động và ngày tháng” (cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ VII tr.CN).

Nhà hoạt động chính trị lỗi lạc và nhà thơ danh tiếng Xôlông (khoảng 638 – 559 tr.CN) vào năm 594 tr.CN đã được bầu làm thống chế (arhont) ở Aten và đã tiến hành một loạt cải cách nhằm xóa bỏ sự hỗn loạn trong thành bang (pôlít) và hòa giải các phe phái thù địch.

Các quan điểm của Xô lông mang dấu ấn của sự thỏa hiệp giai cấp. Nhà tư tưởng thuộc tầng lớp quý tộc thượng lưu đã mong muốn thông qua một số nhượng bộ cho nhân dân và hạn chế bớt một số đặc quyền đặc lợi của quý tộc cũ, để đạt được sự tăng quyền uy chính trị của các giới sản xuất kinh doanh chủ nô và qua đó thủ tiêu sự chém giết và tranh giành lẫn nhau ở Aten. Lý tưởng chính trị của ông

Nếu như Ghêxiốt bảo vệ quan điểm của nông dân phá sản, Xôlông đại diện cho tầng lớp thị dân đang lên, thì Pitago (khoảng 580 – 550 tr.CN) đưa ra học thuyết về cơ bản bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc. Luận thuyết trung tâm của Pitago là nhằm chống những người bình dân (demos) và thiết chế nhà nước dân chủ.

Dẫu sao cũng không thể hoàn toàn đánh đồng học thuyết chính trị của Pitago với tư tưởng của giới quý tộc thị tộc đang tàn lụi. Những người theo phái Pitago không ngăn cản sự phát triển của các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ mới, mà ủng hộ các ngành nghề và thương mại. Pitago đòi cần phải thực hiện các mệnh lệnh của nhà nước, tuân thủ pháp luật.

Rõ ràng hơn, thuộc phái quý tộc thị tộc là nhà triết học duy vật vĩ đại Hêraclít (khoảng 530 – 470 tr.CN) ở vùng Êphexơ. Theo Hêraclít, thế giới được tạo nên bởi những mâu thuẫn. Tất cả đều sinh ra trong một cuộc đấu tranh giữa các sức mạnh đối kháng, chiến tranh. Hêraclít không giấu giếm sự căm thù của mình đối với nhân dân.

Sự chú trọng của Hêraclít tới vai trò của pháp luật thành văn (như ta đã thấy ở Xôlông và Pitago) cho phép kết luận là, quan niệm về quyền chính trị của Hêraclít ở một vài điểm đã xa rời với những quan niệm của giới quý tộc thị tộc truyền thống, tầng lớp kiên trì bảo vệ những tập tục cổ truyền nhằm củng cố đặc quyền của mình. Đồng thời với việc kêu gọi bảo vệ và củng cố pháp luật, Hêraclít đã mang sắc thái phê phán sự thay đổi thường xuyên hình thức điều hành và đòi hỏi trật tự nghiêm khắc và ổn định đời sống xã hội.

2. Sự sáng lập học thuyết chính trị trong điều kiện phát triển cao và suy thoái của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ

Sự phản kháng của những người thị dân đối lập đã không ngăn chặn được bước tiến của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ, từng bước nó đã thiết lập ở mọi nơi trật tự của mình. Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp, hệ tư tưởng chính trị thế kỷ V – IV tr.CN đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giải thích hợp lý về nhà nước và pháp quyền.

Bước phát triển tiếp theo trong lịch sử tư tưởng nhà nước pháp luật cổ Hy Lạp là hệ tư tưởng của một trong những trí tuệ thiên tài thế giới cổ đại: Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 tr.CN). Là người đại diện cho các tầng lớp dân chủ chiếm hữu nô lệ, ông đã không nghi ngờ việc phân chia ra người tự do và người nô lệ là điều tự nhiên thông thường.

Đêmôcrít đã không giản đơn tách chính trị ra khỏi tự nhiên và tuyên bố nó là kết quả của những nỗ lực của con người. Ông coi chính trị là một thứ nghệ thuật vĩ đại. Có lẽ bởi vậy, Đêmôcrít muốn thấy trong các cơ quan điều hành tính hơn hẳn những người bị điều hành về khả năng trí tuệ và hiểu biết.

Thêm vào đó, Đêmôcrít không bác bỏ khả năng của mỗi người Hy Lạp tự do sau khi được đào tạo và giáo dục thích đáng có thể điều hành được công việc nhà nước, bởi lẽ “Con người ta trở nên tốt hơn là do có sự rèn luyện nhiều hơn so với lúc bẩm sinh”.

từ giữa thế kỷ V tr.CN đã xuất hiện những nhà bác học đặc biệt, họ tự gọi mình là “thầy giáo triết học” (nhà ngụy biện), làm nhiệm vụ dạy kiến thức và kĩ năng hoạt động chính trị. Trong hoạt động của các nhà ngụy biện có hai trường phái: phái tiến bộ, phái này bảo vệ nền dân chủ và mang lại niềm khai sáng (Prôtago, Goocghi, Antiphôn, Ghíppi, Prôđích, Licôphrôn, Ankiđam); còn phái kia là phái phản động, tự do vô chính phủ và cá nhân chủ nghĩa, ủng hộ tầng lớp quý tộc chuyên quyền (Phradimác, Caliclơ, Criti v.v..).

Do những nguyên nhân khác nhau. Khi phê phán pháp luật hiện hành dựa trên lập trường pháp lý tự nhiên, những người đại diện cho cả hai trường phái của các nhà ngụy biện đã tương đối khách quan vạch rõ sự phụ thuộc chặt chẽ của nội dung luật pháp không phải vào tự nhiên – người mẹ, mà vào sự phối hợp các lực lượng chính trị đương thời tồn tại trong quốc gia. Chính Phalây ở Khankêđôn đã nhận thấy nguồn gốc của vấn đề và tuyên bố rằng vấn đề chủ yếu trong tổ chức chính trị – đó là chế độ sở hữu.

Vào một phần ba cuối thế kỷ V tr.CN, sự bất đồng giữa các nhóm cấp tiến thành thị với tập đoàn địa chủ báo thủ Aten tăng lên nghiêm trọng. Những bất đồng này càng trở nên sâu sắc cùng với sự khủng hoảng của đế chế Aten. Trong hoàn cảnh cực kỳ căng thẳng, Xôcrát (469 – 399 tr.CN) đã trở thành người lừng danh. Giống như các nhà ngụy biện, ông cũng tự coi mình là nhà hiền triết, đấu tranh cho sự khai sáng. Xôcrát chủ tâm không viết một tác phẩm nào cả, mà chỉ đơn thuần truyền khẩu những quan điểm của mình, cho nên việc phân tích các quan điểm chính trị đầy mâu thuẫn của ông hết sức khó khăn.

Vào lúc giao thời giữa thế kỷ V và IV tr.CN, nền dân chủ ở Aten đã phải trải qua những thử thách khắc nghiệt cả ở bên trong cũng như bên ngoài (các cuộc đảo chính trong giới cầm quyền năm 411 và 404 tr.CN, sự tan rã của liên minh miền biển Aten và sự đầu hàng của nó trước Xpácta).

Platôn (427-347 tr.CN), người sáng lập chủ nghĩa duy tâm trong triết học, đã từng công khai biện hộ cho các hình thức nhà nước phản động, phi dân chủ.

bẳng những dự án chính trị của mình, Platôn muốn đưa ra bản án nghiêm khắc nhất cho nền dân chủ; ông ta thiết tha mong muốn khôi phục lại những thiết chế xã hội và pháp quyền nhà nước bảo thủ đã lỗi thời. Những tư tưởng của Platôn công khai thách thức tiến trình lịch sử đi lên và do vậy nó hết sức phản động.

Thành bang của Hy Lạp (nhất là ở Aten) tới giữa thế kỷ V tr.CN đã gần như sụp đổ hoàn toàn. Chế độ chiếm hữu nô lệ lung lay đến tận gốc rễ. Kế tục sự nghiệp bảo vệ chế độ này cùng với chính quyền của nó là Arixtốt (384 – 322 tr.CN). Những vấn đề chính trị đặc biệt được Arixtốt trong hai cuốn sách: “Chính trị” và “Chính thể Aten”. Arixtốt đã tổng kết và phát triển một cách tài tình các kết luận của các bậc tiền bối nguồn gốc và bản chất, hình thức và vai trò của nhà nước và pháp quyền.

Mặc dù trong các vấn đề pháp luật và nhà nước, Arixtốt không ủng hộ những tư tưởng phản động của người thầy của mình là Plantôn và cũng không phải là nhà tư tưởng của giai cấp quý tộc, nhưng vẫn không thể gọi ông là nhà lý luận chính trị có tư tưởng dân chủ. Điều này hoàn toàn không hạ thấp những cống hiến khoa học vĩ đại của ông trong việc phát triển học thuyết của nhà nước và pháp quyền.

3. Tư tưởng chính trị thời đại văn minh cổ Hy Lạp

Đạo đức học của nhà theo chủ nghĩa khắc kỷ rất rối rắn và đầy mâu thuẫn. Kết luận về sự bình đẳng tinh thần và tình hữu ái của tất cả mọi người như con đẻ của một vị thần chung đã mang trong mình ngòi nổ to lớn là khuyến khích trào lưu cách mạng của nền dân chủ Hy Lạp, của những người mới được trao tự do, của những người nô lệ.

Các quan điểm của các nhà khắc kỷ đã để lại dấu ấn khá rõ trong tư tưởng của Pôlibi (khoảng 201-120 tr.CN), đại diện xuất sắc của tư tưởng chính trị Hy Lạp, người về phần mình đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tư tưởng nhà nước và pháp quyền của người La Mã.

Pôlibi cho rằng sự phát triển của nhà nước là một quá trình phát triển tự nhiên giống như tiến trình của các thực thể sống. Các quy luật điều khiển quá trình này do chính tự nhiên sinh ra; chúng do số mệnh định sẵn và không phụ thuộc vào ý chí con người.

Do vậy, Pôlibi đặt sự suy sụp và tan rã của chế độ nhà nước trong mối quan hệ với sự tham gia của quần chúng nhân dân vào việc điều hành nhà nước. Điều này đã chỉ rõ tính chất phản dân chủ của các khuynh hướng chính trị của ông.

Dấu hiệu báo trước về sự nảy sinh những vết rạn nứt sâu sắc trong nền móng của chế độ chiếm hữu nô lệ là sự xuất hiện vào thế kỷ II tr.CN các tác phẩm viễn tưởng “biên niên thần thánh” của épghêméc và “nhà nước mặt trời” của Yambum.

Trong nhà nước của épgiêméc trên đảo Pankhâya chính quyền tối cao thuộc về tầng lớp thầy tu, những người điều hành toàn bộ đời sống xã hội. Các sản phẩm được tạo ra trong quốc gia trở thành tài sản chung và được tầng lớp đó phân chia cho các thành viên xã hội. Những người giỏi nhất được giành nhiều hơn những người khác. Tầng lớp tư tế có trách nhiệm quản lý nhà nước được phần gấp đôi so với các tầng lớp công dân khác.

Các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp đã nghiêm túc thúc đẩy học thuyết về nhà nước và pháp quyền phát triển đi lên. Trong việc tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề then chốt của chính trị, người Hy Lạp cổ đại đã đưa ra không ít các luận điểm quý báu và sáng suốt ( về sự nảy sinh và bản chất của các thiết chế nhà nước – pháp quyền, về việc tổ chức điều hành trong xã hội có giai cấp, về các hình thức nhà nước và những nguyên nhân thay đổi chúng v.v.) , những vấn đề đó đã có vị trí vững chắc trong kho tàng chung của nền khoa học pháp luật chính trị.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon