Mốc giới, giải quyết tranh chấp mốc giới giữa các bất động sản

moc-gioi-giai-quyet-tranh-chap-moc-gioi-giua-cac-bat-dong-san

Trong lĩnh vực bất động sản, tranh chấp mốc giới đất là một vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra. Để giải quyết các tranh chấp này, pháp luật Việt Nam đã liên tục cập nhật và ban hành các quy định mới nhất. Việc xảy ra tranh chấp thường trong trường hợp người xâm lấn đất biết rõ hành động của mình nhưng vẫn làm, vậy khi rơi vào trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về “Mốc giới và Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp mốc giới giữa các bất động sản”. Rất mong sẽ giúp ích được cho bạn đọc những kiến thức pháp luật liên quan đến đất đai.

Căn cứ pháp lý

1. Mốc giới đất là gì?

Luật đất đai năm 2013 quy định rõ:

“Thửa đất” được giới hạn bởi “ranh giới” xác định trên thực địa hoặc được mô tả trong hồ sơ. Mốc giới cụ thể để xác định ranh giới sử dụng đất được giao hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện và được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất cùng với mô tả trong hồ sơ địa chính.

2. Mốc giới ngăn cách bất động sản là gì?

Mốc giới ngăn cách bất động sản là vật nhân tạo hay tự nhiên (cột mốc, hàng rào, tường ngăn, cây, kênh, mương, hào, rãnh…) nằm trên ranh giới chung phân định các bất động sản liền kể, được những chủ sở hữu, người sử dụng bất động sản thoả thuận dùng ranh làm giới để ngăn cách các bất động sản liền kề.

3. Nguyên tắc xác định mốc giới đất

Căn cứ Điều 11 Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định xác định mốc giới đất như sau:

– Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo cần phải phối hợp với người dẫn đạc và người sử dụng, quản lý đất để xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất trên thực địa. Việc này bao gồm đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng các phương tiện như đinh sắt, cọc bê tông, vạch sơn, cọc gỗ. Đồng thời, cần lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để sử dụng làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất. Ngoài ra, người sử dụng đất cũng được yêu cầu xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất, có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó mà không cần công chứng hay chứng thực.

– Ranh giới của thửa đất được xác định dựa trên hiện trạng đang sử dụng, quản lý và các kết quả liên quan đến ranh giới, như bản án của tòa án, giấy chứng nhận, quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất, đơn vị đo đạc phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết. Nếu tranh chấp chưa được giải quyết trong thời gian đo đạc, đo đạc được thực hiện theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý hoặc đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp. Đơn vị đo đạc phải lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để tiếp tục giải quyết tranh chấp.

4. Cơ quan giải quyết tranh chấp mốc giới đất

Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mốc giới đất đai bao gồm:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết bằng hòa giải tại cơ sở.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các trường hợp khác nhưng với điều kiện liên quan đến đất đai phải có giấy tờ chứng minh. Riêng Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài. Chủ tịch Ủy ban cấp huyện giải quyết các trường hợp giữa cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư.

– Tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp đất đai nếu đương sự nộp đơn khởi kiện.

5. Thủ tục giải quyết tranh chấp mốc giới đất

Để giải quyết tranh chấp mốc giới đất, quy trình được chia thành 4 bước như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp tại Ủy ban cấp xã

Các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai thông qua tự thỏa thuận, bàn bạc trên tinh thần tự nguyện và tôn trọng lợi ích của nhau.

Nếu không thể hòa giải được, đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Ủy ban cấp xã sau đó sẽ thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập tài liệu liên quan. Họ sẽ thành lập Hội đồng hòa giải và tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp và thành viên Hội đồng hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt, trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp tại Ủy ban cấp huyện và tỉnh

Nếu sau khi hòa giải mà giải quyết tranh chấp mốc giới đất không thành công. Đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp huyện và cấp tỉnh để được giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban cùng cấp.

Bước 3: Khiếu nại tại Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT

Nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết, có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Bước 4: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết.

(mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP và Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013)

6. Dịch vụ Luật sư tư vấn các tranh chấp đất đai

Ngoài ra, bạn có thể thông qua số Hotline để đặt lịch hẹn gặp trực tiếp luật sư tại văn phòng luật Dương Gia chi nhánh Đà Nẵng để dễ dàng đặt câu hỏi cũng như được Luật sư hỗ trợ trực tiếp thông qua việc gặp gỡ và đối đáp.

Địa chỉ trụ sở: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon