Quyền yêu cầu thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

quyen-yeu-cau-thi-hanh-an-thoi-hieu-yeu-cau-thi-hanh-an

Các đương sự sau khi có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân có thẩm quyền có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, người được thi hành án cần nắm rõ các quyền của mình cũng như thời hiệu yêu cầu thi hành án, tránh trường hợp hết thời hiệu theo quy định.

1. Quyền yêu cầu thi hành án

Theo quy định tại Điều 7 LTHADS thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

Theo pháp luật hiện hành, trong trường hợp người được thi hành án chưa có đơn yêu cầu thi hành án mà người phải thi hành án muốn hoàn thành nghĩa vụ thi hành án của mình thì họ cũng có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án.

Việc quy định như vậy là hợp lý bởi lẽ, trong thực tế có nhiều trường hợp người phải thi hành án muốn thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn sớm nhất để họ có thể dễ dàng thiết lập một quan hệ dân sự mới mà nếu không thực hiện xong nghĩa vụ trước thì họ sẽ không thể thiết lập được hoặc việc họ thi hành án xong sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong cuộc sông.

Ví dụ: Người phải thi hành bản án, quyết định của Toà án muốn được xuất cảnh, được kết hôn, được hưởng chính sách nhân đạo của Nhà nước trong việc xét miễn, giảm thi hành hình phạt tù, v.v. Trong những trường hợp này, họ cần có chứng nhận đã thi hành án xong. Để có được sự chứng nhận đó đòi hỏi họ phải thi hành án xong những nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, nếu người được thi hành án chưa làm đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án không có căn cứ để ra quyết định thi hành án đối với những việc thi hành án theo đơn yêu cầu.

2. Đơn yêu cầu và thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án

Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Đơn yêu cầu thi hành án phải có đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 31 LTHADS.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì chấp hành viên phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 31 LTHADS, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản.

Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Ngoài ra, người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án (xem tại Điều 66 LTHADS).

Về thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án thì người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;

b) Gửi đơn qua bưu điện.

Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

3. Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án

Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu thi hành án không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định;

b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;

c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Trong trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án. Nếu không đồng ý với việc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự có thể thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

4.1. Khái niệm thời hiệu yêu cầu thi hành án

Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó đương sự có quyền yêu cầu CQTHADS tổ chức thi hành bản án, quyết định.

Hết thời hạn đó, nếu đương sự vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người phải thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa.

4.2. Quy định của pháp luật về thời hiệu yêu cầu thi hành án

Một là, theo quy định tại Điều 30 LTHADS thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Đối với bản, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay thì thời hiệu yêu cầu thi hành án vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Hai là, trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Ba là, đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Nghĩa là, định kỳ nào cũng được tính thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm. Tương tự như vậy, đối với bản án, quyết định về cấp dưỡng thì thời hiệu yêu cầu thi hành án được tính dựa vào nguyên tắc này, nghĩa là:

– Nếu người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, thì cơ quan thi hành án đưa bản án, quyết định ra thi hành. Người phải thi hành án có nghĩa vụ thực hiện các khoản phải thi hành án tính từ kỳ đầu tiên theo đúng nội dung bản án, quyết định của Toà án.

– Nếu quá thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án mới có đơn yêu câu thi hành án thì bản án, quyết định đó vẫn được thi hành nhưng người phải thi hành án chỉ có nghĩa vụ thi hành những định kỳ còn thời hiệu tính đến thời điểm có đơn yêu cầu thi hành án.

Tuy nhiên, trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ đó sẽ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án trừ khi lý do hoãn là do người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành.

Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp này thì đương sự có quyền gửi đơn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án xem xét. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc xảy ra trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tại nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật.

Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn thì đương sự có quyên gửi đơn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án xem xét. Khi làm đơn, đương sự phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu câu; họ, tên địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án, nội dung của việc thi hành án, lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn. Kèm theo đơn phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

Đối với trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc do đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế hay do trở ngại khách quan khác xảy ra tại địa phương nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Đối với trường hợp do phải chữa bệnh nội trú nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận hoặc giấy nhập viện, xuất viện của tổ chức y tế cấp huyện trở lên. Đối với trường hợp do yêu cầu công tác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc giấy cử đi công tác của cơ quan, đơn vị đó. Đối với những trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan khác nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu hợp pháp khác để chứng minh.

Xác nhận của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thể hiện rõ địa điểm, nội dung và thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.

3. Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án các cấp

a) Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

– Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ hành án dân sự có trụ sở;

– Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

– Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

– Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

b) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

– Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;

– Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ thi hành án dân sự cấp tỉnh; quan

– Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

– Quyết định của Trọng tài thương mại;

– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

– Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành – án dân sự cấp huyện mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

– Bản án, quyết định được quy định tại khoản 1 Điều 35 LTHADS mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.

c) Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản

án, quyết định sau đây:

– Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;

– Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự khu vực trên địa bàn;

– Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng tải sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Toà án quân sự trung ương chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu;

– Bản án, quyết định dân sự của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; – Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon