Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

chiem-huu-ngay-tinh-va-chiem-huu-khong-ngay-tinh

Tranh chấp về quyền chiếm hữu đối với tài sản là vấn đề phổ biến trong đời sống xã hội. Căn cứ xác định chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu, làm rõ quy định pháp luật xoay quanh vấn đề nêu trên!

Căn cứ pháp lý

1. Khái niệm chiếm hữu

Căn cứ theo Điều 179 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.

Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.

1.1. Chiếm hữu ngay tình

Theo Điều 180 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

  • Đặc điểm của chiếm hữu ngay tình

Thứ nhất, Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, bên ngay tình sẽ không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

Thứ hai, Giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng là tài sản không phải đăng ký mà đã chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch mới được xác lập. Ngoại trừ trường hợp giao dịch này qua hợp đồng không có đền bù với người không quyền định đoạt tài sản. Nếu hợp đồng này có đền bù thì chủ sở hữu hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản khi nó bị lấy cắp, mất hoặc chiếm hữu ngoài ý chí của họ.

Ví dụ: A trộm điện thoại của C. Sau đó, mang chiếc điện thoại đó tặng cho D. D không hề biết về hành vi trộm điện thoại của A và nghĩ đó là tài sản hợp pháp của A. Khi đó, mặc dù giao dịch dân sự giữa A và C vô hiệu nhưng việc D xác lập quyền chiếm hữu đối với chiếc điện thoại trên hoàn toàn ngay tình. Nếu trường hợp C đòi A trả lại chiếc điện thoại nói trên, thì D cũng không phải hoàn trả mà trách nhiệm thuộc về A.

Thứ ba, Giao dịch dân sự vô hiệu, tuy nhiên tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, tài sản được chuyển giao cho người thứ ba bằng một giao dịch dân sự khác. Người này có thể căn cứ vào việc đăng ký đó để xác lập và thực hiện thì giao dịch đó không bị vô hiệu hóa.

Nếu tài sản chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu. Ngoài trừ trường hợp người thứ ba ngay tình khi sở hữu tài sản này thông qua bản đấu giá ở tổ chức có thẩm quyền. Hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của nhà nước là chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên chủ thể này lại không phải chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị sửa, hủy.

Chủ sở hữu có thể khởi kiện theo yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn tới giao dịch mới được xác lập phải hoàn trả lại toàn bộ chi phí và bồi thường thiệt hại.

Với nguyên vật liệu chiếm hữu đã tạo ra sản phẩm khác, chủ sở hữu nguyên vật liệu này là ngay tình của sản phẩm.

Nếu dùng nguyên vật liệu của người khác và ngay tình trở thành chủ sở hữu, trường hợp này phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu cũ.

Nếu người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại sản phẩm mới. Trường hợp có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này sẽ là đồng chủ sở hữu theo phần với vật phẩm mới được tạo thành. Nó tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Lúc này, chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình hoàn toàn có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

1.2. Chiếm hữu không ngay tình

Theo Điều 181 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.

  • Hai trường hợp nhận biết hành vi chiếm hữu không ngay tình:

Một là, chủ thể biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Hai là, chủ thể phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu hoặc chủ thể phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Bộ luật dân sự 2015 không có quy định về khái niệm “có quyền hay không có quyền đối với tài sản” mà chỉ có khái niệm “chiếm hữu có căn cứ hay không có căn cứ pháp luật”. Thông thường, người đang chiếm hữu sẽ được suy đoán là có quyền đối với tài sản và người nào tranh chấp quyền đối với người đang chiếm hữu tài sản thì phải tự mình chứng minh.

  • Trách nhiệm và nghĩa của cá nhân, tổ chức chiếm hữu ngay tình

Một số nghĩa vụ mà người chiếm hữu ngay tình phải thực hiện khi xảy ra hậu quả pháp lý đối với hành vi chiếm hữu ngay tình như sau:

Thứ nhất, Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Thứ hai, Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật dân sự 2015.

Thứ ba, Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Thứ tư, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, người chiếm hữu ngay tình phải thực hiện nghĩa vụ chấm dứt hành vi chiếm hữu, hoàn trả tài sản và một số trường hợp cá biệt có thể phải bồi thường thiệt hại cho người chủ trên thực tế có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản.

  • Có phải trả lại tài sản do chiếm hữu không ngay tình?

Quy định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:

“Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.

Quy định này bao gồm việc người chiếm hữu, người sử dụng tài sản biết hoặc phải biết bản thân không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu hoặc việc xác lập quyền chiếm hữu đối với tài sản đó có hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, Điều 236 Bộ luật này nêu rõ:

“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Việc hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật chỉ không phải thực hiện trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình, liên tục và công khai trong thời gian:

– 10 năm: Động sản.

– 30 năm: Bất động sản.

Sau thời gian này, người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai tài sản sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác với tài sản chiếm hữu.

Điều này đồng nghĩa, việc trở thành chủ sở hữu của tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không được đặt ra với việc chiếm hữu không ngay tình. Như vậy, trong mọi trường hợp chiếm hữu không ngay tình, người chiếm hữu đều phải trả lại tài sản chiếm hữu không ngay tình.

Ngoài ra, về việc hoàn trả hoa lợi, lợi tức khi chiếm hữu, khoản 1 Điều 581 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Như vậy, từ các quy định trên có thể khẳng định, khi chiếm hữu không ngay tình, người chiếm hữu phải trả lại tài sản chiếm hữu cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ khi chiếm hữu tài sản đó.

2. Tình huống về chiếm hữu ngay tình

Anh A mượn của chị B chiếc xe đạp và đến cửa hàng của anh C để bán chiếc xe này. Trước đó, anh C biết anh A không hề có chiếc xe đạp nào cũng không bán hộ xe đạp cho bất cứ ai. Anh C mặc dù biết anh A không phải chủ sở hữu của chiếc xe đạp nhưng vẫn đồng ý mua. Xác định tư cách chiếm hữu của anh C?

Trong trường hợp này, anh C đã biết anh A không phải chủ sở hữu của chiếc xe đạp. Và anh C biết bản thân không thể chiếm hữu một cách hợp pháp. Nhưng vì ham rẻ nên anh C vẫn mua và chiếm hữu chiếc xe đạp do anh A trộm. Do đó, anh C bị coi là chiếm hữu không ngay tình đối với chiếc xe đạp này.

Trên đây là nội dung Luật Dương Gia giải đáp về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu có bất kì thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số hotline 19006568 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon