Lập di chúc có phải công chứng không?

lap-di-chuc-co-phai-cong-chung-khong

Hiện nay, có rất nhiều vấn đề trong quan hề tài sản phát sinh, nhất là về thừa kế. Thừa kế là việc người có di sản để lại di sản của mình cho những người còn sống, Người để lại di sản có thể để lại di chúc hoặc không để lại di chúc. Có nhiều thắc mắc gửi đến tổng đài của chúng tôi liên quan đến câu hỏi “Lập di chúc có phải công chứng không?”. Vậy hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu việc “Lập di chúc có cần phải công chứng không?”

Căn cứ pháp lý:

1. Di chúc là gì?

Theo quy định tại điều 624 của Bộ Luật dân sự 2015 thì: “Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Căn cứ các điều từ 627 đến điều 631 của bộ luật dân sự năm 2015. Hiện nay, di chúc có thể được thể hiện dưới 02 hình thức: Bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Đồng thời, căn cứ vào điều Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản bao gồm:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

– Theo đó, di chúc văn bản hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Lưu ý:  Căn cứ theo điều 630 Bộ luật dân sự 2015

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định nêu trên.

Như vậy, tổng hợp các quy định nêu trên, pháp luật Việt Nam không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ và được người làm chứng lập thành văn bản thì phải có công chứng hoặc chứng thực.

2. Thế nào là công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Luật Công chứng 2014

– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP

– Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

3. Các điều kiện để một di chúc hợp pháp

Theo quy định tại Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015

Để di chúc được coi là hợp pháp và được đưa ra làm căn cứ thực hiện việc phân chia di sản thừa kế và các nội dung khác trong bản di chúc thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Điều kiện chung

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Các trường hợp khác đối với di chúc lập thành văn bản

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện chung trên

Đối với di chúc miệng

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùn

4. Di chúc không công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

Theo quy định của pháp luật Di chúc không có công chứng, chứng thực nêu ở đây là loại di chúc không cần công chứng, chứng thực hay xác nhận (loại thuộc Điều 638 nêu trên) cũng là di chúc hợp pháp. Đó là 2 loại di chúc: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 633) và di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 634).

4.1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Loại di chúc này được quy định tại Điều 633, cụ thể là:

“Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.

Đặc trưng cơ bản nhất của loại di chúc này là “tự viết và ký vào bản di chúc”, vì vậy có thể gọi loại di chúc này là di chúc tự viết. Việc tự viết vừa thể hiện sự tự nguyện của người lập di chúc vừa mang tính đặc định cao, khó có thể làm giả, và cũng thuận lợi cho việc giám định. Di chúc tự viết cũng có đặc điểm gắn liền với đặc điểm của di chúc là ý chí của cá nhân, là bảo mật nên nó là loại di chúc truyền thống và xu hướng là tồn tại lâu dài.

Người lập di chúc tự viết nhưng phải ký thì mới là sự khẳng định chính thức hoàn thiện văn bản đó. Viết đủ nội dung mà chưa ký thì cũng vẫn chỉ là dự thảo. Thực tiễn xét xử đã không công nhận nhiều văn bản mới viết mà chưa ký.

Di chúc tự viết còn phải tuân theo các quy định của Điều 631. Điều 631 quy định về nội dung di chúc nhưng còn quy định cả một số vấn đề về hình thức di chúc. Ví dụ: Quy định “nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”. Như vậy, một di chúc tự viết và đã ký nhưng không ký vào từng trang thì di chúc vẫn là vi phạm về hình thức và không hợp pháp.

4.2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Loại di chúc này quy định tại Điều 634, cụ thể là:

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”.

Đây là loại di chúc không cần công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải có hai người làm chứng trở lên. Loại di chúc này là di chúc đánh máy hoặc người khác viết hộ. Đánh máy thì có thể tự đánh hoặc nhờ người khác đánh. Như vậy, đánh máy thường là có hình thức đẹp hơn viết nhưng tự viết có giá trị hơn tự đánh máy. Do đó, tự viết thì không cần người làm chứng nhưng tự đánh máy thì vẫn cần có người làm chứng.

Cần lưu ý việc nhờ người khác viết phải là trường hợp người lập di chúc biết chữ, không bị hạn chế về thể chất; nếu không biết chữ hoặc hạn chế về thể chất thì lại thuộc loại bắt buộc phải có công chứng, chứng thực (khoản 3 Điều 630).

Ngoài việc phải tuân theo các quy định của Điều 631 như di chúc tự viết thì di chúc bằng văn bản có người làm chứng còn phải tuân theo các quy định của Điều 632 là điều quy định những người không được làm chứng. Thực tiễn xét xử thường có trường hợp người viết hộ hoặc đánh máy hộ đồng thời là người làm chứng. Pháp luật không cấm làm chứng trong trường hợp này nên người viết hộ hoặc đánh máy hộ mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 632 thì họ vẫn là người làm chứng hợp pháp.
Người làm chứng phải chứng kiến việc người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ. Do vậy, nếu người lập di chúc chỉ ký hoặc điểm chỉ một lần thì những người làm chứng phải cùng có mặt thì di chúc mới hợp pháp.

Như vây, pháp luật cho phép và quy định cụ thể “Di chúc không công chứng, chứng thực” vẫn hợp pháp nhưng phải thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 630 và 631 Bộ luật dân sự 2015.

5. Dịch vụ Luật sư tư vấn Thủ tục Lập Di chúc tại Đà Nẵng

Công ty Luật Dương Gia – Chi nhánh Đà Nẵng với kinh nghiệm hơn 10 năm chúng tôi tự tin cung cấp đến quý khách hàng Dịch vụ Luật Sư tư vấn Thủ tục lập Di chúc tại Đà Nẵng một cách chính xác nhất!

Vì sao cần Luật sư di chúc tại Đà Nẵng?

Một di chúc hợp pháp chính là cơ sở vững chắc để định đoạt di sản của người để lại, đồng thời sẽ giúp hạn chế việc tranh chấp giữa những người thừa kế. Nhưng nếu thiếu hiểu biết, di chúc được lập không đảm bảo quy định pháp luật về hình thức và nội dung sẽ dẫn đến bị vô hiệu; hoặc di chúc có nội dung không rõ ràng sẽ có nguy cơ xảy ra tranh chấp giữa những người thân. Do đó, nếu bạn đang cân nhắc việc lập di chúc hoặc đang trong quá trình thực hiện lập di chúc, dưới đây là những lý do nên thuê Luật sư di chúc tại Công Ty Luật Dương Gia Chi nhánh Đà Nẵng:

  • Luật sư sẽ tư vấn giải pháp nhằm khắc phục các khó khăn của người lập di chúc phù hợp với tình trạng thực tế;
  • Luật sư sẽ liệt kê, tổng hợp giấy tờ cần có để đảm bảo di chúc có giá trị pháp lý;
  • Luật sư sẽ chỉ dẫn phương án phân chia di sản cho từng người thừa kế, phần di sản để tặng cho, thờ cúng phù hợp;
  • Luật sư sẽ giúp định hướng lập di chúc đảm bảo tiệm cận nhất với ý chí của người lập di chúc và phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Luật sư sẽ cung cấp nhiều lời khuyên pháp lý để hạn chế các tình huống thay đổi di chúc/tuyên bố di chúc vô hiệu/tranh chấp di chúc phát sinh sau khi người lập di chúc qua đời;
  • Luật sư sẽ giúp hoàn chỉnh một di chúc có đầy đủ nội dung hợp tình, hợp lý và hình thức đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp có thể xảy ra khi người lập di chúc qua đời.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon