Trên 70 tuổi có được lập di chúc

tren-70-tuoi-co-duoc-lap-di-chuc

Lập di chúc là việc của người lập thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước khi chết đặc biệt là những người có  trên 70 tuổi. Vì những người ở độ tuổi này thì có nhu cầu lập di chúc cao hơn so với những độ tuổi khác. Tuy nhiên không phải ai ở độ tuổi này cũng hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến  việc lập di chúc. Vậy nên cần phải phổ biến rõ các quy định của pháp luật liên quan đến lập di chúc cho họ.

1. Điều kiện để lập di chúc

1.1. Chủ thể lập di chúc

Người lập di chúc là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người có độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi  nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Khi lập di Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

1.2. Nội dung di chúc

Nội dung  thể hiện ý chí, quyền định đoạt tài sản của người yêu cầu. Tuy nhiên, các ý chí đó cũng phải chịu các rằng buộc của pháp luật (không được trái với đạo đức xã hội, không vi phạm các điều cấm mà luật đề ra và hình thức của di chúc không trái quy định pháp luật). Ngoài ra nội dung không được viết tắt hoặc bằng kí hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải đánh số thứ tự, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập.

Trường hợp nội dung bị tẩy xoá, chỉnh sửa thì người viết hoặc người làm chứng kí tên bên cạnh chỗ nội dung đã bị tẩy xoá, chỉnh sửa

1.3. Hình thức lập di chúc

Di chúc gồm 2 hình thức chính: Di chúc lập bằng văn bản và di chúc miệng

*Di chúc lập bằng văn bản gồm:

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

– Di chúc có công chứng

– Di chúc không có công chứng

Điều kiện đối với di chúc lập bằng văn bản

Người từ đủ 15 đến 18 tuổi phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc theo quy định pháp luật.

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người làm chứng là người không có quyền liên quan đến quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản trong di chúc của người làm chứng để lại. Phải có ít nhất từ hai người làm chứng trở lên.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, chứng thực chỉ coi là hợp pháp trong trường hợp người lập minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Trường hợp di chúc được lập bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập phải tự viết và ký xác nhận vào di chúc.

*Di chúc bằng miệng

– Được lập trong trường hợp người lập di chúc bị cái chết đe doạ và không có khả năng lập di chúc bằng văn bản.

Điều kiện đối với di chúc bằng miệng

– Thể hiện ý chí cuối cùng của người lập.

– Có ít nhất 2 người chứng kiến. Người làm chứng ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày di chúc miệng được lập thì  phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

– Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

2. Thời điểm hiệu lực di chúc

Theo quy đinh tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 hiệu lực được tính bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế, tức là khi người lập chết.

Phần di sản được đinh đoạt trong di chúc chỉ có hiệu lực khi thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người lập di chúc và vẫn còn tại thời điểm mở thừa kế.

*Các trường hợp di chúc không có hiệu lực

Toàn bộ di chúc không có hiệu lực nếu:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, mà di chúc không có người thừa kế thay thế.
  • Di sản để lại không còn tại thời điểm mở thừa kế.

Một phần di chúc không có hiệu lực nếu:

  • Chỉ có một phần tài sản trong di chúc thuộc sở hữu hợp pháp  hoặc phần tài sản đó còn lại tại thời điểm mở thừa kế.

3. Thủ tục công chứng di chúc

3.1. Hồ sơ chuẩn bị

Để công chứng người lập cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ tuỳ thân của người lập: chứng minh nhân dân/ căn cước công dân ( bản sao không cần chứng thực)

+ Phiếu yêu cầu công chứng (bản chính)

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó ( bản sao không cần chứng thực)

+ Các giấy tờ khác có liên quan  mà pháp luật quy định phải có (bản sao không chứng thực)

3.2. Thời gian công chứng di chúc

Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp liên quan đến tài sản cần xác minh hoặc kiểm tra thêm (như quyền sở hữu tài sản, tình trạng pháp lý của bất động sản, v.v.), thời gian công chứng có thể kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc.

3.3. Lệ phí công chứng

+ Lệ phí công chứng là 50.000 đồng.

+ Lệ phí chứng thực là 30.000 đồng.

+ Lệ phí công chứng tại nhà: tính theo khoảng cách thời gian cụ thể và phí làm việc ngoài phòng công chứng của công chứng viên.

4. Người trên 70 tuổi có được lập di chúc không?

Như đã trình bày nội dung trên, mọi công dân, bất kể độ tuổi, đều có quyền lập di chúc nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự: Người lập di chúc cần minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc, không bị cưỡng ép, lừa dối hoặc đe dọa.
  • Tuân thủ quy định về hình thức và nội dung của di chúc: Di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc miệng trong trường hợp đặc biệt.

Nếu di chúc bằng văn bản, có thể tự viết tay hoặc nhờ người khác viết nhưng phải có chứng thực hoặc công chứng theo quy định của pháp luật (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Người trên 70 tuổi lập di chúc cần lưu ý:

  • Để tránh tranh chấp sau này, người trên 70 tuổi nên lập di chúc bằng văn bản và có sự chứng thực hoặc công chứng từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Có thể nhờ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý hỗ trợ để đảm bảo di chúc hợp pháp và đầy đủ giá trị pháp lý.

Lập di chúc là quyền lợi của mỗi cá nhân để bảo vệ tài sản và ý nguyện của mình. Vì vậy, người cao tuổi hoàn toàn có thể lập di chúc nếu đủ năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, để người 70 có thể lập di chúc với điều kiện minh mẫn, sáng suốt trong khi lập; không bị lừa dối; đe doạ, cưỡng ép đồng thời nội dung không vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức  không trái với quy định của luật.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về “Trên 70 tuổi có được lập di chúc”. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư  1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ  037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon