Tính liên tục của thời hiệu hưởng, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

tinh-lien-tuc-cua-thoi-hieu-huong-quyen-dan-su-mien-tru-nghia-vu-dan-su

Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự đều là các khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Tính liên tục của chúng được phản ánh qua việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong một mối quan hệ pháp lý.

Sự hiểu biết sâu sắc về tính liên tục này giúp tạo ra sự rõ ràng và công bằng trong các giao dịch pháp lý. Điều này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và ổn định trong hệ thống pháp luật. Vậy hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu, phân tích tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Căn cứ pháp lý

1. Thời hiệu là gì?

Theo Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Trong lĩnh vực giao lưu dân sự, thời hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời hạn hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Đối tượng của giao dịch dân sự thường liên quan đến tài sản, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh,….

Tuy nhiên, tài sản thường biến đổi về hình thức và tính chất, và có thể mất hoặc không còn tồn tại theo thời gian. Điều này khiến việc chứng minh nguồn gốc và tính chất của tài sản trở nên khó khăn khi có tranh chấp, người khởi kiện phải chứng minh rõ nguồn gốc, loại hình và tính chất của tài sản. Nhưng thời gian trôi qua, việc chứng minh này có thể trở nên khó khăn và đôi khi không thể thực hiện được.

Do đó, pháp luật quy định một thời hạn nhất định để xác định sự phát sinh, tồn tại hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời hiệu là thời hạn được điều chỉnh bởi pháp luật và khi thời hiệu kết thúc, chủ thể sẽ có quyền hưởng các quyền dân sự, được miễn trừ khỏi nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.

Cũng cần lưu ý rằng, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khi có yêu cầu từ một bên hoặc từ các bên, với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

2.1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự

Căn cứ vào quy định tại Điều 150 Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu được phân biệt làm các loại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, Thời hiệu khởi kiện, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Hiện nay, các loại  thời hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự cho nên việc chủ thể nắm rõ các nội dung về thời hiệu là một trong những yếu tố có ý nghĩa to lớn trong hoạt động tố tụng dân sự tại Toà án.

Vậy thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là gì?

Khoản 1 Điều 150 có quy định Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Tức là, thời hiệu ở dây là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân sự cho chủ thể, nhưng không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp pháp luật quy định.

Ví dụ: Pháp luật dân sự có quy định thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên là 01 năm. Ngoài ra, xuất phát từ đặc điểm của pháp luật về thời hiệu, từ đặc điểm của các quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân, tổ chức, pháp luật quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự không được áp dụng đối với trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật và các quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2.2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó theo khoản 2 Điều 150.

Trong khi thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể tận hưởng quyền khi kết thúc thời hạn theo quy định pháp luật, thì trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ sẽ được miễn trừ nghĩa vụ tương ứng khi thời gian đó kết thúc. Khi một chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ đó (nghĩa vụ tồn tại độc lập với các trái vụ khác), họ phải thực hiện nghĩa vụ đó trong một thời hạn do pháp luật quy định. Nếu thời hiệu thực hiện nghĩa vụ kết thúc, nghĩa vụ đó cũng chấm dứt.

2.3. Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Theo Điều 151 Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Theo nguyên tắc chung do Bộ luật dân sự quy định, hai loại thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt theo quy định cụ thể tại Điều 153 Bộ luật dân sự 2015. Căn cứ vào đặc điểm của pháp luật về thời hiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền hoặc miền trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu, thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ có hiệu lực theo quy định cụ thể tại Điều 152 Bộ luật dân sự 2015.

3. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:

Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định tại Điều 153 như sau:

“Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.”

Cũng cần chú ý rằng, khi áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự hoặc thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, luôn phải đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian, đây là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật hiện hành. Nguyên tắc này rõ ràng yêu cầu giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hiệu không được phép gián đoạn, dù chỉ là trong khoảng thời gian nhỏ nhất.

Trong trường hợp có gián đoạn, thời hiệu sẽ được tính lại từ đầu. Các trường hợp được coi là gián đoạn đã được nhà lập luật ghi nhận cụ thể, bao gồm: sự giải quyết bằng quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ đang được áp dụng thời hiệu; và tranh chấp liên quan đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3.1 Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự:

Thời hiệu khởi kiện có thể bị gián đoạn dù xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dân sự đã dự liệu trước. Trong trường hợp này thời hiệu tạm dừng, khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sư.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

+ Sự kiện bất khả kháng được hiểu là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

+ Trở ngại khách quan được hiểu là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian các chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

+ Các chủ thể là người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân.

+ Các chủ thể là người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Những chủ thể này không thể tự mình yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của họ nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện đối với các trường hợp này.

3.2 Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là quá trình tái lập thời gian cho các chủ thể. Quá trình này chỉ áp dụng đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ án dân sự.

Do đó, thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết các vấn đề dân sự sẽ không được bắt đầu lại từ đầu. Việc điều chỉnh lại thời hiệu khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ tốt hơn quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

Các trường hợp được tính lại thời hiệu khởi kiện bao gồm:

– Thứ nhất: bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

Như vậy, kể cả khi thời hiệu đã được tính kể từ thời điểm bên có quyền biết việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc cho đến khi thời hiệu khởi kiện đã hết, chỉ cần bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ của mình với bên có quyền thì thời hiệu được tính mới cho nghĩa vụ được thừa nhận được nêu trên. Việc các bên thừa nhận nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ có thể được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng nhất là cần có đủ các căn cứ hợp pháp để khẳng định sự thừa nhận nghĩa vụ của chủ thể này.

– Thứ hai: bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

Thông qua hành vi thực hiện một phần nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ thừa nhận phần nghĩa vụ của mình nên thời hiệu được tính lại cho các bên.

– Thứ ba: các bên đã tự hòa giải với nhau.

Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu khởi kiện tính lại cho nghĩa vụ của các bên xác định trong kết quả hòa giải. Việc quy định cho phép tính lại thời hiệu khởi kiện này dựa trên nguyên lý tôn trọng tự do thỏa thuận, định đoạt của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon