Tội làm lính đánh thuê theo quy định của Bộ luật Hình sự

toi-lam-linh-danh-thue

Từ thời cổ đại đến thế kỷ 21 hiện nay, việc làm lính đánh thuê đã tồn tại và phát triển khắp nơi trên thế giới. Những người tham gia vào nghề nghèo này thường được thuê bởi các cá nhân, tổ chức, hoặc thậm chí cả các quốc gia, để tham gia vào các xung đột quân sự hoặc nhiệm vụ an ninh đặc biệt. Tuy nhiên, tội làm lính đánh thuê cũng đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội và pháp luật, với những hậu quả xã hội và an ninh quốc gia không thể bỏ qua.

Căn cứ pháp lý:

1. Khái niệm lính đánh thuê

Lính đánh thuê hay mercenary theo tiếng La-tinh có nghĩa là tiền công hoặc lệ phí. Do đó theo nghĩa đen, có thể hiểu lính đánh thuê là những người lính chiến đấu vì tiền, tuy nhiên họ khác với với những người lính thông thường (cũng được trả lương, thưởng sau mỗi trận chiến).

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra về khái niệm lính đánh thuê như sau: “Lính đánh thuê là những người tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang nhưng không phải phục vụ cho một quốc gia hoặc một bên trong cuộc xung đột mà là những người hành nghề tự do không bị bó buộc và tham gia cho một bên để nhận lấy những lợi ích vật chất khi tham chiến. Một số lính đánh thuê thường là các loại cựu quân nhân, quân nhân không chính thức làm thuê dưới danh nghĩa của các công ty chuyên cung cấp lính đánh thuê. Lính đánh thuê không phải là quân nhân thuộc biên chế chính thức”.

Tại Việt Nam theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999 đưa ra nội dung về lính đánh thuê là lính được tuyển mộ, được trả lương và được hưởng các quyền lợi khác trên cơ sở hợp đồng để phục vụ trong quân đội nước khác.

Tuy nhiên đến năm 2015 tội làm lính đánh thuê được quy định tại điều Điều 425 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 cụ thể như sau: “Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”

2. Điều kiện để được coi là lính đánh thuê

Tại Điều 1 Công ước quốc tế chống lại việc tuyển mộ, sử dụng, tài trợ và đào tạo lính đánh thuê, 1989 có quy định như sau:

2.1. Một lính đánh thuê cũng là bất kỳ người nào

Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài với mục đích tham gia vào một hành động bạo lực phối hợp nhằm: Lật đổ một Chính phủ, hay phá hoại trật tự hiến pháp của một quốc gia; Phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia;

Động cơ để tham gia chủ yếu bởi mong muốn có được thông tin quan trọng và / hoặc thanh toán bồi thường vật chất;

Không là công dân của một quốc gia và cũng không phải là một cư dân của quốc gia dựa vào đó như một hành động là đạo diễn;

Không được gửi bởi một quốc gia thi hành công vụ;

Không phải là thành viên của lực lượng vũ trang của quốc gia trên lãnh thổ có các hành động được thực hiện.

2.2. Như vậy, một người được coi là lính đánh thuê khi đáp ứng các điều kiện

– Được tuyển mộ đặc biệt tại địa phương hoặc ở nước ngoài để chiến đấu trong một cuộc xung đột vũ trang;

– Được đặt động cơ để tham gia chiến sự chủ yếu bởi mong muốn cá nhân và, trên thực tế, được hứa hẹn, bởi hoặc thay mặt một bên trong một cuộc xung đột, bồi thường vật chất cơ bản vượt quá mức hứa hẹn hoặc trả tiền cho các chiến binh của cùng cấp bậc và chức năng tương tự như trong lực lượng vũ trang của bên đó;

– Không phải là công dân của một quốc gia của các bên trong cuộc xung đột cũng không phải là cư dân của lãnh thổ được kiểm soát bởi một bên trong cuộc xung đột;

– Không phải là một thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột;

– Không được gửi bởi một quốc gia không là một bên trong cuộc xung đột thực hiện chính thức như là một thành viên của lực lượng vũ trang của nó.

3. Tội làm lính đánh thuê trong Bộ Luật hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm lính đánh thuê như sau:

“Điều 425. Tội làm lính đánh thuê

Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.”

Việc quy định về tội lính đánh thuê là tội phạm riêng biệt là điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tại Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội làm lính đánh thuê và tội tuyển mộ lính đánh thuê trong một điều như sau:

“Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê

  1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.”

4. Các yếu tố của tội làm lính đánh thuê

4.1. Khách thể của tội làm lính đánh thuê

Tội làm lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc. Cho nên, khách thể của làm lính đánh thuê là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một nước bạn của Việt Nam, sự tồn tại, phát triển của một phong trào giải phóng dân tộc.

Khách thể của nhóm tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh gồm:

– Trước hết, nhiều tội phạm quy định tại Chương XXVI BLHS Việt Nam 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 xâm phạm nghiêm trọng con người cơ bản được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ như: Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn và an ninh, quyền được sống trong hòa bình. Những hành vi phạm tội này không chỉ xâm hại các quyền riêng biệt của từng con người mà xâm hại quyền của những cộng đồng người, những dân tộc nhất định, vì đều được xác định là những hành vi được thực hiện trên diện rộng, quy mo lớn hoặc có đối tượng tác động là những cộng đồng người (chủng tộc, bộ tộc, dân tộc).

– Bên cạnh đó, hầu hết các tội phạm xâm phạm những giá trị cốt lõi của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền như: Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ;  quyền sở hữu tài sản của quốc gia; cơ sơ vật chất quan trọng và các khu dân cư.

– Đối tượng tác động tiếp theo là dân cư, các cộng đồng người và lực lượng vũ trang của một quốc gia. Bên cạnh đó, tài sản, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa và các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng là đối tượng tác động của nhóm tội phạm này.

4.2. Mặt khách quan của tội làm lính đánh thuê

Mặt khách quan của tội làm lính đánh thuê được thể hiện ở một hành vi duy nhất là làm lính đánh thuê. Làm lính đánh thuê là hành vi tham gia huấn luyện lính đánh thuê hoặc tham gia chiến tranh xâm lược hoặc đàn áp, khủng bố phong trào giải phóng dân tộc.

Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm do đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức.

4.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của Tội làm lính đánh thuê là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Trong tội làm lính đánh thuê, người phạm tội biết được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả có thể xảy ra. Nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi là sự nhận thức trên cơ sở nhận thức từ những tình tiết khách quan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, có thể dựa trên mặt thực tế của hành vi, đối tượng tác động của tội phạm, công cụ, thủ đoạn, ….

Về ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra. Khi chủ thể nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn được thực hiện thì có nghĩa đó chính là chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

4.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự (Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Bài viết liên quan

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon