Phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội

phan-biet-co-y-pham-toi-va-vo-y-pham-toi

Trong những năm gần đây, tỷ lệ phạm tội tại nước ta có dấu hiệu gia tăng với những thủ đoạn, chiêu trò tinh vi, nguy hiểm hơn. Bên cạnh một bộ phận tội phạm Chính vì vậy, việc quy định và phổ biến pháp luật trên các thông tin đại chúng đối với người dân nước ta rất quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng người dân không hiểu biết pháp luật để từ đó dẫn đến hành vi phạm tội hoặc hiểu nhưng không hiểu rõ về luật pháp. Do đó, xảy ra việc cố ý hoặc vô ý phạm tội. Vậy, cố ý phạm tội là gì? Vô ý phạm tôi là gì? Thế nào là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

https://danang.luatduonggia.vn/luat-bo-luat/bo-luat-hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017.html

1. Thế nào là cố ý phạm tội?

Căn cứ theo Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về lỗi cố ý phạm tội, cụ thể như sau:

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

“1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”.

Căn cứ theo quy định của Pháp luật hình sự thì cố ý phạm tội được thể hiện dưới hai hình thức lỗi:

+ Cố ý trực tiếp

+ Cố ý gián tiếp.

1.1. Về cố ý trực tiếp:

Khái niệm: Cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Về mặt lý trí :

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý trực tiếp, có đầy đủ căn cứ để nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình thực hiện. Có thể hiểu là trước khi thực hiện hành vi thì người thực hiện hành vi biết được hành vi của mình khi thực hiện sẽ gây nguy hiểm cho xã hội và đi ngược lại các chuẩn mực và các yêu cầu của xã hội.

+ Biết  trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình

 Về mặt ý chí:

Ý chí của người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp tức là người này mong muốn khi thực hiện hành vi những hậu quả mà người phạm tội có thể thấy trước xảy ra .

ví dụ: A và B xảy ra tranh chấp đất đai, vì mâu thuẫn không thể hóa giải, A đã chuẩn bị thuốc trừ sâu, lợi dụng việc sang nhà B để hòa giải và lén đổ thuốc trừ sâu vào cốc nước uống của B và làm B chết.

1.2. Về lỗi cố ý gián tiếp:

Khái niệm: Cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội và có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tuy người này không mong muốn hậu quả đấy xảy ra nhưng lại có ý thức để mặc cho hậu quả đấy xảy ra.

+ Về mặt lý trí : Người phạm tội cũng nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội và có thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra.

+ Không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng lại có ý thức là để mặc cho hậu quả này xảy ra. Về mặt thực tế người phạm tội đang theo đuổi một mục đích khác vì thế khi nhìn thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích đã đặt ra nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả này xảy ra.

Ví dụ: A giăng dây điện tại ruộng để bẫy chuột, không có biển cảnh báo an toàn chú ý. Và vào buổi đêm, anh B đi đánh cá vướng phải dây điện của nhà A và chết người. Trong tình huống này, A nhận thấy rõ hành vi giăng dây điện tại ruộng của mình là sai, có thể gây đến chết người nhưng A vẫn mặc để vậy cho hậu quả xảy ra.

2. Thế nào là vô ý phạm tội?

Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về lỗi vô ý phạm tội, cụ thể như sau:

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

“1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Căn cứ theo quy định trên thì vô ý phạm tội được thể hiện dưới hai hình thức lỗi:

+ Vô ý vì quá tự tin

+ Vô ý do cẩu thả.

2.1. Vô ý vì quá tự tin

Khái niệm: Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một người trong trường hợp thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, vì vậy đã thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Về mặt ý chí: Người phạm tội trong trường hợp này mặc dù không mong muốn hành vi của mình khi thực hiện sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừ được hậu quả.

Về mặt lý trí: Người phạm tội trong trường hợp này có thể nhận thực được rõ ràng, thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội có thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi mà mình thực hiện.

Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua đường sắt trước khi tàu đến nên đã băng đường tàu mặc dù đang có tín hiệu có tàu sắp chạy qua… Sự tin tưởng này của người phạm tội tuy có căn cứ nhưng nhũng căn cứ đó đều không chắc chắn. Người phạm tội đã không đánh giá đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng đó. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin do không thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự nên đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.

2.2. Vô ý do cẩu thả

Khái niệm: Lỗi vô ý do quá cẩu thả là lỗi của một người do cẩu thả nên không thấy trước được hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể phải thấy trước được hậu quả đó.

Về mặt ý chí: Người thực hiện hành không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.

Về mặt lý trí: Người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho xã hội

Ví dụ: Với trách nhiệm là y tá phát thuốc cho bệnh nhân, người phạm tội phải thấy được việc phát thuốc không cẩn thận có thể dẫn đến phát nhầm và do vậy có thể gây ra hậu quả thiệt hại cho sức khỏe hoặc tính mạng của bệnh nhân sử dụng thuốc; với trách nhiệm là người dân sổng trong cộng đồng, người phạm tội phải thấy được việc dùng lửa không cẩn thận trong khi đun nấu có thể dẫn đến hoả hoạn gây ra hậu quả thiệt hại cho mình và hàng xóm.

3. Dịch vụ Luật sư của Luật Dương Gia tại TP Đà Nẵng:

Với 3 chi nhánh tại 3 miền trên toàn quốc, Luật Dương Gia luôn sẵn sàng tư vấn – hỗ trợ mọi thắc mắc pháp lý của mọi quý khách hàng tại TP Đà Nẵng nói riêng và toàn quốc nói chung.

Các dịch vụ pháp lý đa dạng Luật Dương Gia hiện đang cung cấp:

– Dịch vụ tư vấn pháp luật qua điện thoại 1900.6568

– Dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí qua Email và video call.

– Dịch vụ thay mặt thực hiện các thủ tục hành chính, đại diện ngoài tố tụng

– Dịch vụ Luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự, tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Trên đây là phần phân tích đối với câu hỏi “Phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội”. Nếu có vướng mắc pháp lý nào thì bạn đọc vui lòng liên hệ tới bộ phận tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số tổng đài 19006568 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon