Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

toi-tu-choi-hoac-tron-tranh-nghia-vu-cap-duong

Cùng với kết hôn, ly hôn, pháp luật hôn nhân và gia đình cũng quy định về chế định cấp dưỡng, đây là quyền và cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của những thành viên trong cùng một gia đình. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là vấn đề vô cùng nhức nhối trong đời sống hiện nay. Nó thể hiện trái với đạo đức trên cương vị là một người cha, người mẹ. Do đó, người nào từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đều có thể phải chịu trách nhiệm hành chính nếu vi phạm ở mức độ nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy thì tội “Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng với Luật Dương Gia tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

1. Nghĩa  vụ cấp dưỡng là gì?

Tại Khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về cấp dưỡng, theo đó:

Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp là người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

https://danang.luatduonggia.vn/dich-vu-luat-su/thu-tuc-ly-hon-don-phuong-tai-da-nang.html

2. Các trường hợp cấp dưỡng.

Trường hợp 1: Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con

Căn cứ theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, cha, mẹ không chỉ cấp dưỡng cho con khi ly hôn mà còn cấp dưỡng cho con cả trong thời kỳ hôn nhân nếu cha, mẹ không sống chung với con hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Đối với trường hợp cha, mẹ có con ngoài giá thú mà không sống cùng con thì cũng phải cấp dưỡng cho con.

Trường hợp 2: Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ

Căn cứ theo Điều 111 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ, khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì:

“Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Trường hợp 3:  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em được quy định tại Điều 112 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau phát sinh khi: “Không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con, Trong số anh chị em có người chưa thành niên và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc có người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Trường hợp 3:  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

Nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu được quy định tại điều 113 luật Hôn nhân và gia đình 2014:

  • Ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng cho cháu khi:

+ Cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

+ Cháu không còn cha mẹ, không có anh, chị, em hoặc tuy còn cha mẹ và có anh, chị, em nhưng những người này không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu.

Về nguyên tắc, ông bà nội và ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu như nhau. Do vậy, ông bà nội, ông bà ngoại thoả thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của ông bà và phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cháu. Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu đối với ông bà nội, ông bà ngoại

Cháu cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại khi:

+ Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

+ Ông bà không còn con, không có anh, chị, em hoặc tuy còn con và có anh, chị, em nhưng những người này không có khả năng để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho ông bà.

+ Cháu nội, cháu ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại như nhau. Do đó, các cháu nội, cháu ngoại thoả thuận với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sao cho phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và phù hợp với nhu cầu thiết yếu của ông bà nội, ông bà ngoại. Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà  án giải quyết.

Trường hợp 4:  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu

Căn cứ theo quy định tại điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì:

Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng. Như vậy, khi cháu không còn cha, mẹ, anh, chị, em, ông, bà để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng thì cô, dì, chú, bác, cậu ruột mới phải cấp dưỡng cho cháu.

Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, hác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cháu ruột đối với cô, dì, chú, bác, cậu ruột xếp sau nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ, của cháu đối với ông bà, của anh, chị, em với nhau.

Trường hợp 5:  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

– Khi ly hôn, nếu một bên khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu và bên kia có khả năng để cấp dưỡng thì giữa vợ chồng phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

– Người có khó khăn, túng thiếu phải do tình trạng sức khỏe hoặc các yếu tố khách quan khác mà không thể lao động được thì mới có quyền được cấp dưỡng

căn cứ pháp lý: Điều 115 luật hôn nhân và gia đình 2014.

3. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng; nhưng cố ý không chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; hoặc lẩn tránh để không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

3.1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải thỏa mãn đồng thời 02 điều kiện sau:

– Là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật;

–  Là người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

3.2. Khách thể của tội phạm

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trực tiếp xâm hại đến nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố ý không thực hiện mặc dù người đó có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

3.3. Mặt khách quan của tội phạm

Thứ nhất, người phạm tội phải là người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người phạm tội phải là người có khả năng thực tế dó điều kiện kinh tế  để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng là  người phạm tội có thu nhập ổn định, có khả năng bảo đảm cuộc sống của gia đình với mức sống trung bình ở địa phương.

Thứ ba, người phạm tội có hành vi “trốn tránh” hoặc “từ chối” việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Là trường hợp biết rõ mình có nghĩa vụ cấp dưỡng đã tìm cách thoái thác, viện lý do khó khăn, tẩu tán tài sản hoặc bỏ trốn,… để không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ tư, làm phát sinh hậu quả đó làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe

Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

3. 4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội nhưng vẫn từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

4. Hình phạt tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

4.1. Xử phạt hành chính

Trường hợp có bản án của tòa án mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì căn cứ  theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; thì hành vi này có thể bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 186 Bộ Luật hình sự 2015 với khung hình cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và bộ luật hình sự 2015 . Nếu có bất cứ vướng mắc liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với Luật Dương Gia qua Hotline 19006568 để được tư vấn chi tiết.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon