Công pháp quốc tế. Một số nhận định đúng sai, giải thích

cong-phap-quoc-te-mot-so-nhan-dinh-dung-sai-giai-thich

Công pháp quốc tế là một môn học không hề dễ dàng. Bởi lẽ, khác với những môn học pháp lý có thể dễ dàng thấy những tình huống pháp lý trong thực tế như hình sự, dân sự, hành chính. Ở đây, những tranh chấp mang tính quốc tế và thường ít gặp. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh cũng mang tính đặc thù riêng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một số nhận định đúng sai và giải thích có liên quan tới lĩnh vực công pháp quốc tế.

Cơ sở pháp lý

– Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982;

Luật sư uy tín tại Đà Nẵng

1. Việc giải quyết tranh chấp biển phải có sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan

Nhận định này là sai.

Căn cứ theo quy định tại Điều 279 và 280 Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng biên pháp hòa bình như sau:

Điều 279. Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

“Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương.”

Điều 280. Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn

“Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.”

Đây được xem là nguyên tắc cơ bản chi phối toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của Công ước luật biển năm 1982.

Như vậy, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, các bên liên quan có nghĩa vụ giải quyết bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào chứ không bị ràng buộc chỉ bởi sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan

2. Chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế là giống nhau

Nhận định trên là sai.

Thuê Luật sư hình sự tại Đà Nẵng

Căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 56 Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định như sau:

Điều 56. Các quyền, quyền tài phán và các nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền về kinh tế

Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

Vậy, trong vùng đặc quyền về kinh tế, các quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về tài nguyên sinh vật hoặc tài nguyên không sinh vật.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 Phần V Vùng đặc quyền kinh tế Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 thì tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế có những cơ chế pháp lý riêng về việc khai thác và bảo tồn nguồn lợi sinh vật này.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 70 Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982:

Điều 70. Quyền của các quốc gia bất lợi về địa lý

“1. Các quốc gia bất lợi về địa lý có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, vào việc khai thác một phần thích hợp số dư của những tài nguyên sinh vật trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển ở cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lý thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.”

Vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, chế độ pháp lý đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế là không giống nhau và đối với các quốc gia có bất lợi về địa lý cũng không giống các quốc gia thông thường.

3. Chế độ pháp lý đối với tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài tại vùng nước và vùng trời của eo biển quốc tế là giống nhau

Nhận định trên là đúng.

Căn cứ theo khoản 1, Điều 34 Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 quy định về chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế như sau:

Điều 34. Chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế

“Chế độ đi qua các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế mà phần này quy định không ảnh hưởng gì về bất cứ phương diện nào khác đến chế độ pháp lý của vùng nước các eo biển này, cũng như đến việc quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình ở các vùng nước ấy, ở đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển, cũng như vùng trời ở trên các vùng nước đó.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, chế độ đi qua các eo biển quốc tế đối với tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài tại vùng nước và vùng trời ở trên vùng nước đó là như nhau.

4. Xác định đường cơ sở theo phương pháp nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia ven biển

Nhận định trên là đúng.

Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 đưa ra nhiều phương pháp xác định đường cơ sở. Theo quy định tại Điều 14. Sự kết hợp các phương pháp để vạch các đường cơ sở

“Quốc gia ven biển, tùy theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên”

Do địa hình bờ biển của các quốc gia rất phức tạp và khác nhau nên việc xác định đường cơ sở do chính quốc gia ven biển tự tiến hành nên để tránh tình trạng việc xác định đường cơ sở có thể làm cho một khu vực lãnh hải trở thành nội thủy hay một vùng biển trở thành lãnh hải. Cũng theo đó Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 cũng đã có những điều khoản quy định tương đối chi tiết về các phương pháp xác định đường cơ sở cho các quốc gia có biển.

Như vậy, việc xác định đường cơ sở theo phương pháp nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia ven biển.

5. Trong vùng lãnh hải của mình, quốc gia ven biển không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào làm ảnh hưởng đến “quyền đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài

 Nhận định trên là sai.

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 25 Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982

“3. Quốc gia ven biển có thể tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định trong lãnh hải của mình, nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của mình, kể cả để thử vũ khí, nhưng không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi đã được công bố theo đúng thủ tục.”

Theo đó, trong một số trường hợp được xem là cần thiết để đảm bảo an nình của mình, thì quốc gia ven biển vẫn có quyền tạm đình chỉ thực hiện quyền đi qua, kể cả là không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại một số khu vực nhất định. Đương nhiên, việc này chỉ có hiệu lực sau khi được công bố theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Như vậy, khẳng định nêu trên là sai.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon