Ôn thi Luật sư Môn đạo đức nghề Luật sư – Đề số 02

on-thi-luat-su-mon-dao-duc-nghe-luat-su-de-so-02

Bộ đề ôn tập luật sư môn Đạo Đức là một tài liệu quan trọng giúp học viên chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ luật sư. Bộ đề này tập trung vào việc kiểm tra và củng cố hiểu biết của học viên về các nguyên tắc đạo đức và quy định đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật.

ĐỀ ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC SỐ 02

PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (15 câu X 0,2 đ = 3 đ)

Câu 1: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

a. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên

b. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên

c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú

d. Cả 3 phương án trên đều sai

Câu 2: Mỗi luật sư hướng dẫn chỉ được hướng dẫn:

a. Không quá ba người

b. Không quá năm người

c. Không quá hai người

d. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 3: Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài?

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b. Liên đoàn luật sư Việt Nam

c. Bộ Tư pháp

d. Sở Tư pháp

Câu 4: Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư?

a. Lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.

b. Lựa chọn và thỏa thuận với một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.

c. Làm việc cho một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự hành nghề luật sư.

d. Giúp việc cho một luật sư chính thức để tập sự hành nghề luật sư.

Câu 5: Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:

a. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.

b. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

c. Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

d. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 6: Theo quy định của Luật Luật sư, nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư được thực hiện như sau:

a. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

b. Nhà nước thống nhất quản lý về luật sư và hành nghề luật sư.

c. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện việc tự quản đối với luật sư.

d. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 7: Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật sư là:

a. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.

b. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có bẳng cử nhân luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.

c. Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

d. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.

Câu 8: Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của khách hàng được tính như thế nào?

a. Tính theo số ngày tham gia tố tụng.

b. Tính theo số ngày tham gia vụ án.

c. Tính theo tính chất phức tạp của vụ án

d. Tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc nhưng mức cao nhất cho một giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0.3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Câu 9: Theo Luật luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư là:

a. 12 tháng

b. 18 tháng

c. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư thì còn 12 tháng.

d. 18 tháng; trường hợp có văn bản xin giảm của Đoàn luật sư và được Liên đoàn luật sư Việt Nam đồng ý thì còn 12 tháng.

Câu 10: Theo quy định của Luật Luật sư, Luật sư được hiểu là:

a. Luật sư là người thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (được gọi chung là khách hàng).

b. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.

c. Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)

d. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 11: Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có trách nhiệm gì?

a. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự.

b. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.

c. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.

d. Báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự hành nghề luật sư trong thời gian tập sự cho đoàn luật sư và sở tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Câu 12: Báo cáo quá trình tập sự hành nghề luật sư của người tập sự phải có:

a. Nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn.

b. Xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự

c. Đánh giá của đoàn luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháo luật của người tập sự

d. Phải có đủ ba nội dung trên.

Câu 13: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:

a. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư

b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư

c. Không ký hợp đồng hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề luật sư nào

d. Tại nhà riêng, không làm cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào

Câu 14: Đối với những vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu luật sư thì mức thù lao được trả cho 01 ngày làm việc của luật sư là:

a. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng

b. 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định

c. 0,8 lần mức lương cơ sở và các khoản phụ cấp khác do Chính phủ quy định

d. 01 ngày lương theo mức lương tối thiểu vùng và phụ cấp tàu xe, lưu trú (nếu có)

Câu 15: Luật sư hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư phải đáp ứng các điều kiện nào sau đây?

a. Đang hành nghề trong một tổ chức hành nghề luật sư

b. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư, có uy tín, trách nhiệm trong việc hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư

c. Không trong thời gian bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam

d. Cả 3 phương án trên đều đúng

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0đ)

Anh/chị hãy:

Câu 1: Nêu tên Quy tắc 11 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Câu 2: Nêu tên Quy tắc 17 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Câu 3:

  1. Trình bày nội dung Quy tắc 14 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư
  2. Phân tích nội dung quy tắc 14.11

PHẦN III: TÌNH HUỐNG (4 điểm)

Bà Nguyễn A đến Văn phòng luật sư yêu cầu Văn phòng cử đích danh Luật sư Y là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà trong vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế” mà bà là nguyên đơn. Sau khi trao đổi thỏa thuận, hai bên đồng ý mức thù lao trọn gói là 80 triệu đồng chưa bao gồm thuế VAT.

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, Ông Trần B (người đồng thừa kế với bà Nguyễn A) đã chủ động gặp Luật sư Y bày tỏ ý định tặng Luật sư Y 50 triệu nếu Luật sư Y đồng ý không can thiệp sâu vào vụ tranh chấp này mà hãy để Luật sư của Ông Trần B chủ động xử lý mọi việc. Sau đó, Luật sư Y đã ngầm thực hiện đúng thỏa thuận với ông Trần B và không kể lại sự việc cho Bà Nguyễn A biết.

Hỏi: Anh/Chị cho biết, hành vi của Luật sư Y có vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư không? Nếu có thì vi phạm quy tắc nào? Tại sao?

PHẦN ĐÁP ÁN THAM KHẢO

1-B 2-A 3-D 4-A 5-D
6-A 7-C 8-D 9-A 10-C
11-D 12-D 13-B 14-B 15-D

 

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon