Ngoại lệ chung trong Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

ngoai-le-chung-trong-hiep-uoc-chung-ve-thue-quan-va-mau-dich

Thông qua Điều XX của GATT, hệ thống WTO nêu rõ những sai lệch từ các nguyên tắc thương mại quan trọng và từ tất cả các điều khoản của GATT 1994, đặc biệt là sự sai lệch từ việc đưa ra các quy định cấm cơ bản việc áp dụng các hạn chế định lượng về xuất nhập khẩu theo Điều XI. Trên thực tế, Điều XX của GATT 1994 là một trong những điều khoản quan trọng nhất khi trình bày về ngoại lệ chung sau một thập kỷ áp dụng, để hiểu được khả năng áp dụng trong các IIA. Mục XX (A) và giải thích nó được áp dụng như thế nào trong vụ kiện của WTO(B), đồng thời nêu chi tiết các tình huống cụ thể mà nó có thể được áp dụng (C).

1. Phân tích Điều XX GATT

Điều XX GATT bao gồm hai phần riêng biệt:

Thứ nhất, nó liệt kê một số động cơ cụ thể và các điều kiện để hạn chế thương mại, liệt kê trong các đoạn từ (a) đến (j). Không phải tất cả chúng đều có tầm quan trọng như nhau. Các quy định quan trọng thường được nhắc đến trong thực tế – vì các thành viên WTO ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khoẻ và môi trường cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ – đề cập đến các biện pháp cẩn thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người (đoạn b); các biện pháp cần thiết để đảm bảo tuân thủ các luật liên quan đến bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền, và ngăn ngừa các hành vi lừa đảo (đoạn d); và các biện pháp liên quan đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt (đoạn g).

Hơn nữa, bảo vệ đạo đức công cộng được đưa ra trong (đoạn a). Đoạn sau này có thể đạt được, cùng với lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ lao động tù nhân (đoạn e), tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc bảo vệ quyền con người;

Thứ hai, Điều XX GATT có một quy định chung, cái gọi là ‘đoạn bao trùm’ (‘umbrella’), được áp dụng ngoài các hành vi cụ thể.

Một cấu trúc tương tự có thể được tìm thấy trong Điều XIV GATS. Điều này quy định các trường hợp ngoại lệ chung trong thương mại dịch vụ. Nó được mô phỏng theo Điều XX GATT và cho phép các thành viên thoát khỏi các nghĩa vụ quy định trong hiệp định, để thông qua các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ đạo đức công cộng (đoạn a), các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ con người (b), và – khác với Điều XX GATT – các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc để đối phó với hậu quả của một sai sót về hợp đồng dịch vụ và các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự riêng tư và bảo mật liên quan đến việc truyền tải dữ liệu (đoạn c).

Hơn nữa, đoạn (e) đề cập đến các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Điều XIVGATS cũng chứa một quy định áp dụng cho tất cả các biện pháp được nêu tại các khoản từ (a) đến (e).

2. Phân tích ba bước

Theo thực tiễn GATT 1947 và WTO, việc giải thích và áp dụng đúng Điều XX GATT phải theo một cuộc kiểm tra ba bước.

Thứ nhất, nó sẽ được xác định xem chính sách theo đuổi của thành viên với việc áp dụng các biện pháp được đề cập đến có rơi vào phạm vi của các chính sách và động cơ liệt kê ở các đoạn từ (a) đến (j) hay không.

Thứ hai, tùy thuộc vào từng đoạn cụ thể từ (a) đến (j) nêu trên, biện pháp đó phải là “cần thiết” hoặc “liên quan đến” việc theo đuổi chính sách.

Để rơi vào phạm vi của đoạn (b) Điều XX, một biện pháp phải “cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc tình trạng sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật. “Trong vụ EC-A-mi-ăng, Cơ quan Phúc thẩm đã được yêu cầu nghiên cứu kỹ đúng nghĩa và áp dụng đoạn (b) Điều XX GATT. Sau khi xác định rằng biện pháp “bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ của con người” của Pháp theo nghĩa của Điều XX (b), nó đã chuyển sang kiểm tra xem biện pháp đó có “cần thiết” cho việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng hay không. Tranh chấp này đánh dấu quyết định đầu  tiên trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó một Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đã tìm thấy một biện pháp khác không phù hợp theo Điều XX(b) GATT. Cơ quan Phúc thẩm đã nắm bắt cơ hội để làm rõ và có những chỉnh sửa những phán quyết của Ban hội thẩm liên quan đến kiểm tra tính’cẩn thiết’trong Điều XX(b).

Để rơi vào phạm vi của đoạn (g) Điều XX, một biện pháp phải “liên quan đến việc bảo tổn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt”. Thuật ngữ “liên quan đến” được định nghĩa là “có liên quan đến, được kết nối với”.

Thứ ba, biện pháp này cần phải được áp dụng phù hợp với đoạn mở đầu  (‘đoạn bao trùm’) của Điều XX. Mục đích và đối tượng của “đoạn bao trùm” của Điều XX nói chung là ngăn ngừa lạm dụng các ngoại lệ của … Điều [XX]’.

Cơ quan Phúc thẩm đã minh họa ba bước này trong vụ Hoa Kì – Cấm nhập khẩu một số mặt hàng tôm và sản phẩm từ tôm và nhấn mạnh rằng: trình tự các bước trong phân tích yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều XX phản ánh sự không chủ ý hoặc sự lựa chọn ngẫu nhiên “cấu trúc cơ bản và logic của Điều XX”. Sau đó, sự giải thích như vậy đã được nhắc lại liên tục như đã được minh chứng bởi phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm năm 2012 ở vụ Trung Quốc – Các biện pháp liên quan đến xuất khẩu các nguyên liệu thô.

3. Bảo vệ sức khoẻ theo Điều XX

Tại các quốc gia, những mục tiêu và chính sách liên quan tới việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, động thực vật rất được coi trọng. Trong phẩn tiếp theo, chúng ta tập trung phân tích điểm (b) và (g) Điều XX, với những quy định về bảo vệ đời sống hoặc sức khỏe con người, động thực vật và vấn đề bảo tổn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt, nhằm mục đích giải thích cách tiếp cận của WTO trong việc bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và chính sách quốc gia thông qua Điều XX, trên cơ sở những giải thích của các Hội đồng trọng tài và việc áp dụng các ngoại lệ chung trong các IIA.

Vụ việc Thái Lan – Hạn chế nhập khẩu và áp thuế nội địa với thuốc lá cung cấp cái nhìn khái quát về việc giải thích và áp dụng Điều XX(b) và (g) GATT.

Hoa Kỳ, quốc gia sản xuất một lượng lớn thuốc lá, đã có kê’ hoạch mở rộng xuất khẩu thuốc lá để bù đắp cho việc sụt giảm tiêu thụ trong thị trường nội địa do người dân ngày càng nhận thức được tác hại của việc hút thuốc tới sức khỏe và môi trường. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu thuốc lá Hoa Kỳ (CEA) có những thị trường tiêu thụ truyền thống đã ngừng nhập khẩu thuốc lá. Bằng việc khiếu nại thông qua văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), Hiệp hội đã cáo buộc chính sách hạn chế thương mại đối với thuốc lá của các quốc gia đó là những hành vi thương mại không công bằng, và hành vi này có thể bị áp dụng biện pháp trừng phạt trả đũa. Chính phủ Hoa Kỳ đã khởi kiện vụ việc lên GATT và cuối cùng Thái Lan đã bị buộc mở cửa thị trường nhập khẩu thuốc lá để tránh các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ … Nguyên đơn đã cáo buộc rằng các doanh nghiệp thuốc lá thuộc sở hữu của Chính phủ Thái Lan (doanh nghiệp độc quyển về thuốc lá của Thái Lan) đã hạn chế việc nhập khẩu và buôn bán thuốc lá nhập khẩu. Các cơ quan có thẩm quyền củaThái Lan đã khẳng định rằng lệnh cấm đối với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu là một biện pháp phù hợp, ‘cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dân Thái Lan’

Trong quá trình giải quyết tranh chấp theo quy trình GATT, Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng các chính sách hạn chế của Thái Lan trong việc cấm nhập khẩu thuốc lá không phù hợp với các quy định của GATT về các biện pháp hạn chế số lượng và những hình thức bảo hộ khác. Chính phủ Thái Lan đã cố gắng chứng minh lệnh cấm đối với thuốc lá nhập khẩu của họ là phù hợp với Điều XX GATT. Chính phủ Thái Lan lo ngại rằng những nỗ lực của quốc gia trong việc kiểm soát việc hút thuốc và những căn bệnh gây ra bởi thuốc lá sẽ bị cản trở, bởi số lượng thuốc lá bán ra được gia tăng, là kết quả của sự cạnh tranh giữa thuốc lá trong nước và thuốc lá nhập khẩu, nếu thuốc lá nhập khẩu được phép tiếp cận thị trường trong nước. Nhiều nghiên cứu y tê và khoa học chỉ ra rằng thuốc lá là sản phẩm có hại cho sức khỏe, việc hút thuốc có thể gây bệnh ung thư và nhiều căn bệnh khác.

Hoa Kỳ khẳng định rằng chính sách hạn chế nhập khẩu của Thái Lan đã gây ra những hạn chế thương mại vô căn cứ, hoặc cố tình che giấu sự vi phạm các quy định về hạn chế thương mại bằng cách lạm dụng ngoại lệ về bảo vệ sức khỏe tại Điều XX. Ban hội thẩm GATT kết luận theo hướng có lợi cho Hoa Kỳ. Ban hội thẩm chỉ ra rằng Thái Lan không cấm việc sản xuất và buôn bán thuốc lá trong nước, và lệnh cấm đối với thuốc lá nhập khẩu của Thái Lan là không ‘cần thiết’ vì đã có những biện pháp không phân biệt đối xử khác có thể kiểm soát chất lượng và số lượng của thuốc lá, nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sau Báo cáo của Ban hội thẩm, Thái Lan đã ký kết một hiệp định với Hoa Kỳ, theo đó thuốc lá ngoại có thể được nhập khẩu tự do vàoThái Lan và sẽ được áp dụng các chính sách không phân biệt đối xử trên cơ sở nguồn gốc xuất xứ.

Tuy nhiên, ý nghĩa và phạm vi áp dụng của Điều XX(b), cùng với Điều XX(g), sau này lại được bàn thảo kỹ lưỡng trong hai vụ việc liên quan tới nhập khẩu cá ngừ. Những báo cáo này, tuy cả hai đều không được thông qua, đã đại diện cho những vụ việc đầu  tiên mà Ban hội thẩm chỉ ra những căng thẳng của hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT 1947 và vấn đề bảo vệ môi trường. Những báo cáo của ban hội thẩm đã có tác dụng thúc đẩy đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự thành công trong việc tìm ra một cách giải thích và áp dụng thống nhất Điều XX GATT đối với các vấn đề môi trường.

Chỉ tới khi WTO ra đời và Cơ quan Phúc thẩm được thành lập, một cách tiếp cận mới với Điều XX(b) và (g) GATT mới được thông qua. Trước đây, trong vụ việc Hoa Kỳ-Xâng cải tiến, lần đầu tiên Cơ quan Phúc thẩm đã giải thích điểm (g) và áp dụng chặt chẽ nguyên tắc cơ bản của việc giải thích luật được quy định trong Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế (VCLT) rằng các quy định của một điều ước quốc tế, như GATT và Điều XX GATT, “mang ý nghĩa thông thường trong bối cảnh của điều ước đó”. Cơ quan Phúc thẩm sau đó đề cập đến quy định “nếu những biện pháp này được thực hiện hiệu quả kết hợp với những hạn chế đối với hàng hóa sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước”. Cơ quan Phúc thẩm dựa vào thực tế là những quy định này được “ban hành hoặc có hiệu lực cùng những hạn chế đối với những nguồn tài nguyên thiên nhiên được chế biến và tiêu thụ trong nước”. Mặc dù Brazil và Venezuela đã đưa ra những lập luận cho rằng điều quan trọng là mục đích của các quy tấc cơ bản là đảm bảo được tính hiệu quả của các biện pháp hạn chế áp dụng với hàng hóa trong nước, Cơ quan Phúc thẩm lại không cho rằng điều này là cẩn thiết.

Cụ thể, Cơ quan Phúc thẩm đã không xem xét rằng, để phù hợp với quy định tại Điều XX(g), các biện pháp “liên quan tới bảo tổn những nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt” phải được thực hiện chủ yếu nhằm đảm bảo sự hiệu quả của các biện pháp hạn chế đối với hàng hóa sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước.Thay vào đó, Cơ quan Phúc thẩm đọc các điều khoản “kết hợp với” và ‘khá rõ ràng’ là ‘cùng với’ hoặc ‘chung với’và không có yêu cầu bổ sung rằng các biện pháp bảo tổn chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo tính hiệu quả của một số biện pháp hạn chê’ nhất định đối với hàng hóa sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước.

Trong vụ EC -A-mi-âng, Cơ quan Phúc thẩm đã được yêu  cầu giải thích ý nghĩa và cách thức áp dụng điểm (b) Điều XX GATT. Sau khi quyết định rằng biện pháp ‘bảo vệ con người … cuộc sống hoặc sức khỏe’ của Pháp nằm trong khuôn khổ của Điều XX(b), Cơ quan Phúc thẩm tiếp tục xem xét liệu biện pháp ấỵ có’cần thiết’cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng hay không.

Tranh chấp này đánh dấu phán quyết đầu tiên của WTO mà Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đã đưa ra một biện pháp trái ngược và giải thích theo Điều XX(b) GATT. Ban hội thẩm đã quyết định rằng vật liệu a-mi-ăng trắng và vật liệu PCG là sản phẩm tương tự, nhưng chấp nhận chính sách đối xử khác nhau được giải thích theo Điều XX GATT. Cơ quan Phúc thẩm đã giải thích chính sách phân biệt đối xửtheo Điều III GATT, nhưng vẫn sử dụng cơ hội này để làm rõ và chỉnh sửa một phẩn nhỏ phán quyết của Ban hội thẩm liên quan đến việc kiểm tra’tính cẩn thiết’quy định ở Điều XX(b).

Cơ quan Phúc thẩm chỉ ra rằng:

Theo quan điểm của chúng tôi, Pháp không thể kỳ vọng vào việc sử dụng bất kỳ biện pháp thay thế nào, nếu biện pháp đó liên quan đến việc tiếp tục xảy ra những nguy cơ mà Nghị quyết muốn “ngăn chặn”. Một biện pháp thay thế như vậy, trong thực tế, sẽ ngăn cản Pháp đạt được mục tiêu bảo vệ sức khỏe mà họ đặt ra. Trên cơ sở các bằng chứng khoa học trước đó, Ban hội thẩm thấy rằng, nói chung, hiệu quả của việc “sửdụng có kiểm soát” vẫn còn phải được chứng minh. Hơn nữa, thậm chí trong trường hợp các phương pháp’kiểm soát sử dụng’được áp dụng ‘với độ chắc chắn cao hơn’ các bằng chứng khoa học cho thấy mức độ tiếp xúc có thể trong một số trường hợp vẫn đủ cao để có một ‘nguy cơ lớn đối với việc gia tăng các bệnh liên quan tới a-mi-ăng’. Ban hội thẩm đã phát hiện ra rằng hiệu quả của việc’sửdụng có kiểm soát’ là rất đáng nghi ngờ đối với ngành công nghiệp xây dựng và cho những người đam mê DIY, những người sử dụng các sản phẩm xi măng có chứa a-mi-ăng trắng. Với những phát hiện này của Ban hội thẩm, chúng tôi tin rằng việc’sử dụng có kiểm soát’ sẽ không cho phép Pháp đạt được mục tiêu bảo vệ sức khoẻ họ đặt ra bằng cách ngăn chặn sự lan rộng các rủi ro về sức khoẻ liên quan đến a-mi-ăng. Việc “sử dụng có kiểm soát’ sẽ không phải là một biện pháp thay thế mà mà Pháp đã tìm kiếm về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm đã đạt được hai kết luận có ý nghĩa cơ bản đối với việc bảo vệ sức khoẻ và các quyết định về chính sách quốc gia liên quan đến việc khảo sát xã hội về việc có nên chấp nhận rủi ro hay không, và nếu không thì phải chọn biện pháp nào.

Thứ nhất, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng: “Một vấn đề không thể tranh cãi là các thành viên WTO có “quyền xác định mức độ bảo vệ sức khoẻ mà họ cho là thích hợp trong một tình huống cụ thể.”

Thứ hai, Cơ quan Phúc thẩm gợi ý rằng có thể có những mức độ giám sát khác nhau mà Ban hội thẩm cần phân tích: liệu một biện pháp là “cần thiết” hay không. Mức độ tuân thủ sau đó có thể phụ thuộc vào mức độ quan trọng tương đối của các mục tiêu hoặc lợi ích khác nhau đang bị đe dọa.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon